Monday, July 2, 2007

Việt Nam công bố danh sách những doanh nghiệp công nhân không được đình công

Một cách lắt léo tướt đoạt quyền đình công
hay là
Quyền đình công định hướng xã hội chủ nghĩa ??


Việt Nam công bố danh sách những doanh nghiệp công nhân không được đình công
2007.07.02
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA


Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội của Việt Nam vừa chuyển qua chính phủ bản dự thảo nghị định nhằm giải quyết quyền lợi của công nhân tại các doanh nghiệp mà người làm việc không được tổ chức đình công theo luật hiện hành.

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Công nhân của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương đình công hôm 4-1-2006. AFP PHOTO
Như vậy thì quyền lợi căn bản của công nhân tại những cơ sở không được phép đình công đó sẽ được giải quyết như thế nào? Ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội giải thích chi tiết trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện sau đây.
Thanh Trúc: Trước hết xin hỏi ông những doanh nghiệp nào ở Việt Nam không được phép đình công?
Ông Đặng Đức San: Hiện nay theo qui định của Bộ Luật Lao Động, những doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp an ninh quốc phòng thì không được đình công.

Thanh Trúc: Thế thì quyền lợi của những người lao động ở những doanh nghiệp đó được giải quyết như thế nào?
Ông Đặng Đức San: Đối với những doanh nghiệp không được đình công như vậy thì cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đó phải thường xuyên nắm bắt những yêu cầu những vướng mắc của tập thể lao động trong quá trình xảy ra vướng mắc. Phải thường xuyên ba tháng sáu tháng một lần, tìm hiểu tình hình xem công nhân có yêu cầu gì không?
Trên cơ sở những yêu cầu của công nhân như vậy thì cùng bàn bạc với người sử dụng lao động để giải quyết thỏa đáng cho người ta. Tôi nói ví dụ vấn đề chậm trả lương hoặc làm việc quá giờ chẳng hạn. Thế thì phải bàn bạc lại với người sử dụng lao động để có cách thức giải quyết ổn thỏa, tránh xảy ra va chạm đáng tiếc giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động.

Đúng, nhưng các doanh nghiệp không được đình công chỉ thu hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hay an ninh quốc phòng thôi. Cái này thì chính phủ Việt Nam sẽ có danh mục qui định những lọai doanh nghiệp đó.

Ông Đặng Đức San
Thanh Trúc: Thưa ông trên thực tế có những doanh nghiệp thức hiện đầy đủ những qui định của Luật Lao Động, thế nhưng giả sử công nhân vẫn bất đồng và tổ chức đình công thì họ có bị coi là phạm luật không?
Ông Đặng Đức San: Về cơ bản thì đình công là quyền của người lao động. Đây là quyền được pháp luật qui định. Cho nên đối với những cuộc đình công như thế thì nếu mà có tranh chấp xảy ra thì cơ bản là phải giải quyết theo đúng trình tự giải quyết tranh chấp lao động. Việt Nam không cấm vấn đề đình công, nhưng yêu cầu cơ bản là cuộc đình công ấy phải đúng theo thủ tục và trình tự pháp luật đã qui định mà thôi.

Thanh Trúc: Ông có nói là các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên hay định kỳ tổ chức lằng nghe ý kiến của công nhân và phia đại diện người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết quyền lợi chính đáng của người lao động. Điều này có dể xảy ra, có khả thi không khi mà hiện giờ ngay cả giới công nhân ít có sự đối thọai với giới chủ nhân tức ban quản trị hay hội đồng quản trị ?
Ông Đặng Đức San: Đúng, nhưng các doanh nghiệp không được đình công chỉ thu hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hay an ninh quốc phòng thôi. Cái này thì chính phủ Việt Nam sẽ có danh mục qui định những lọai doanh nghiệp đó.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến để kịp thời giúp đỡ và giải quyết nguyện vọng chính đáng cũa họ. Trong trường hợp mà vẫn có tranh chấp lao động tập thể thì chúng tôi đã có một cơ quan gọi là Hội Đồng Trọng Tài Lao Động để giải quyết.

Nếu hai bên vẫn khôntg đồng ý với quyết định của Hội Đồng Trọng Tài Lao Động thì họ có quyền yêu cầu Tòa Án Nhân Dân giải quyết. Như vậy phía có quyền quyết định cuối cùng chính là Tòa Án Nhân Dân. Còn đối với những vụ tranh cấhp lao động hiện nay, đặc biết là những vụ đình công trong thời gian vừa qua đấy, đúng là vấn đề đối thọai tại doanh nghiệp giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động còn rất hạn chế.
Về vấn đề này thì chính phủ có một chương trình đẩy mạnh đối thọai giữa người sử dụng lao động với lại tập thể lao động bằng việc khuyến khích họ có những thỏa thuận tại doanh nghiệp của mình. Thông qua thỏa ước lao động ấy họ có thể nêu lên yêu cầu của mình. Từ đó hai bên có thể tìm ra tiếng nói chung.

Thanh Trúc: Dự thảo nghị định giải quyết quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp không được đình công đến bao giờ trở thành hiệu lực thưa ông?
Ông Đặng Đức San: Đây không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra từ Bộ Luật Lao Động năm 1994 và có hiệu lực từ mùng Một tháng Một năm 1995. Qua năm 1996 thì có một nghị định về các doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết quyền lợi của họ.
Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai trong thời gian vừa qua đã nẩy sinh một số vấn đề dẫn đến tranh chấp mà biểu hiện là những cuộc đình công của tập thể lao động. Có một số nguyên nhân: thứ nhất người sử dụng lao động trong việc chấp hành những qui định của pháp luật lao động chưa được tốt.

Ông Đặng Đức San
Khi chúng tôi sửa đổi Bộ Luật Lao Động –chương XIV của Bộ Luật Lao Động vào năm 2006 thì chúng tôi phải sửa lại danh sách những doanh nghiệp không được đình công theo danh mục cũ. Lần sửa này có một điểm mới là các lọai doanh nghiệp không được đình công. Ví dụ trước kia một trăm doanh nghiệp không được đình công chẳng hạn thì bây giờ phạm vi của doanh nghiệp thu hẹp lại theo hướng tạo điều kiện và mở rộng quyền đình công của tập thể lao động.
Như vậy những danh mục của doanh nghiệp không được đình công chỉ còn khu trú ở những doanh nghiệp cung ứngcác sản phẩm hay dịch vụ công ích, thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng theo như chính phủ qui định mà thôi.

Thanh Trúc: Thưa ông Đặng Đức San, là Vụ trưởng Vụ Pháp Chế thuộc Bộ Lao Động, Thương Bình Và Xã Hội, ông có thể cho chúng tôi biết cái nhìn của Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội đối với những vụ đình công tại các doanh nghiệp có vốn một trăm phần trăm nước ngòai như thế nào?
Ông Đặng Đức San: Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai trong thời gian vừa qua đã nẩy sinh một số vấn đề dẫn đến tranh chấp mà biểu hiện là những cuộc đình công của tập thể lao động. Có một số nguyên nhân: thứ nhất người sử dụng lao động trong việc chấp hành những qui định của pháp luật lao động chưa được tốt.
Tôi nói thí dụ thời gian làm việc tăng quá giờ qui định, trả lương chậm, trả tiền thưởng không đúng theo qui định cho nên gây bức xúc nơi người lao động. Thứ hai đối thọai giữa phái sử dụng lao động và người lao động chưa được tốt. Cho nên những thông tin để người lao động chia sẻ mà chính vì không nắm được nên không kịp thời chia sẻ với người sử dụng lao động.
Do những bức xúc nhất thời như vậy nên xảy ra những vụ đình công. Cách giải quyết của chúng tôi trong thời gian tới là phải tiếp tục tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho cả người sử dụng lao động và cho tập thể lao động để hai bên chấp hành nghiêm chỉnh.

Thanh Trúc: Thưa ông vấn đề tuyên truyền cũng như là yêu cầu những công ty vốn 100% nước ngòai tôn trọng quyền lợi của người lao động Việt Nam khi họ đến nước mình đầu tư thì phải chăng chính phủ chưa thực hiện đúng mức hay là chưa yêu cầu họ tôn trọng đúng mức ?
Ông Đặng Đức San: Đúng, cái này có hai vấn đề. Thứ nhất trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư là phải tìm hiểu những qui định của pháp luật Việt Nam để trên cơ sở đó chấp hành cho đúng. Nếu họ làm được như vậy thì đó là một điều rất tốt.
Đáng tiếc trong thời gian vừa qua do vấn đề bất đồng ngôn ngữ, vấn đề tìm hiểu thị trường còn bị giới hạn, cho nên nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Namít tìm hiểu về pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật lao động nói riêng.
Nó dẫn đến tình trạng không cẩn thận và thực sự chu dáo, trong quá trình như vậy dẫn đến cách hiểu và cách ứng xử chưa đúng, dẫn đến tranh chấp giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.

Thanh Trúc: Thưa ông hiện nay những quốc gia nào trên thế giới có đưa ra danh sách những doanh nghiệp không được phép đình công như là ở Việt Nam?
Ông Đặng Đức San: Hầu hết các nước trên thế giới đều có qui định về một số những lĩnh vực một số những doanh nghiệp làm những sản phẩm công ích không được đình công. Chỉ có một cái khác nhau là tùy theo điều kiện kinh tế xã hội phong tục tập quán và văn hóa của từng nước cho nên mức độ rộng hẹp của từng nước là khác nhau mà thôi.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Đặng Đức San và những lời giải thích của ông về vấn đề này.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Việt Nam bắt đầu áp dụng 11 đạo luật mới hôm 1/7
Tình trạng sạt lở bờ sông ở Cần Thơ
Công nhân ở Đồng Nai bãi công đòi tăng lương
Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ công an bị đề nghị truy tố
Việt Nam tăng trưởng, giá cả sinh hoạt cũng tăng
Thẩm phán và luật sư tham nhũng phá hỏng hệ thống tư pháp
Quảng Nam: công nhân công ty may Sportteam đình công
FPT bị công ty Việt Mỹ kiện đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu đôla
2.500 công nhân ở Long An đình công đòi tăng lương
Gửi trang này cho bạn

*
***
*
Quốc hội cs gồm trên 90% là "đảng biểu" (thay vì dân biểu")
Đảng biểu phải chấp hành lệnh đảng
Luật pháp do đảng biểu làm ra bảo vệ quyền lợi đảng, không bảo vệ dân !
Vậy luật của cs không có giá trị đối với dân, công nhân !!?

Biết thế, nên đảng thường hay "chơi chữ" mị dân, lừa dân, để tướt đoạt quyền con người, công nhân:
- đồng hóa đảng với nhân dân, tổ quốc
- đồng hóa quân đội, công an, tòa án với nhân dân
- chữ nghiêng, là một hình thức chơi chữ, lắt léo, núp bóng lợi/lạm dụng "tập tục, văn hóa, điều kiện kinh tế ..."
- tướt đoạt quyền đại diên độc lập của công nhân, người bảo vệ thực sự quyền lợi của công nhân

No comments: