Sunday, July 22, 2007

Làm sao bắt mạch được CS nói dối?

Làm sao bắt mạch được CS nói dối?

Nguyễn Văn Trần

“Thương, Ghét” muốn nói sự cảm súc thông thường của con người trong giao tiếp. Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” nhưng có đúng là “cửa sổ tâm hồn” phổ quát cho mọi người hay chỉ đúng cho một dân tộc nào đó mà thôi? Câu hỏi thi vị nầy thật khó cho một câu trả lời đơn giản. Vừa qua, những nhà nghiên cứu của Viện Đại Học Hokkaido, Nhật Bản và Đại Học Alberta, Hoa Kỳ, đã công bố giải đáp khoa học cho câu hỏi trên là cách diễn tả cảm xúc của con người hoàn toàn không đồng nhứt.

Phản ứng tình cảm của người nầy khi tiếp xúc với một người khác được biểu lộ trên gương mặt, nhưng lại ở những bộ phận khác nhau của mặt tùy theo nền văn hóa khác nhau nữa. Để biết phản ứng tình cảm của đối tượng của mình, người Mỹ chú tâm quan sát đôi môi, còn người Nhật lại để ý nhìn vào đôi mắt.

Nếu chẳng may phải đứng trước một người không mắt, không môi, chắc chắn người Mỹ và người Nhật sẽ không làm sao đoán biết được đối tượng của họ đang nghĩ gì? Vui, buồn, thương, ghét?

Thật thế. Trong tất cả các điểm qui chiếu để xét đoán, kể cả chẩn đoán sức khỏe của con người, có lẽ chỉ có “mắt và môi” là có tính cách xác định đầy thuyết phục hơn hết. Đó là nơi mà thầy bói, thầy thuốc, những nhà điều tra, những người mới quen biết nhau, ... đều dán chặt cái nhìn để xét đoán tìm ra cho mình một kết luận sơ khởi về đối tượng. Và cũng chỉ có những điểm đó mới toát ra trung thực những cảm súc của chúng ta hơn hết. Nếu nói gương mặt con người là một thứ ngôn ngữ linh động, thì “mắt và môi” chính là ngôn ngữ của tâm hồn, của con tim rung động, hay đúng hơn, ngôn ngữ của tâm lý miền sâu của con người .


Mắt tươi cười, Môi hàm tiếu

Con người trong nhân loại, không phân biệt chủng tộc, đều có chung sáu loại cảm xúc căn bản: vui, buồn, giận, sợ hãi, kinh ngạc, không thích (ghê tởm). Những cảm xúc nầy được biểu hiện qua gương mặt, mà rõ nét hơn hết là ở mắt hoặc ở môi như “nheo mắt, trợn mắt, liếc mắt, mắt sáng rỡ,... hoặc cắn môi, bậm môi, môi hồng hào, môi tái mét, môi bất động, nhít môi, trề môi, ... Những cử động nhỏ nầy là phổ thông cho mọi người. Tuy nhiên, có khi người ta phải biết hoặc tự kiềm giữ đừng để bộc lộ nội tâm của mình cho người trước mặt biết.


Những nét mặt con người
Nguồn: jyi.org/Ảnh: Paul Ekman, Ph.D.
--------------------------------------------------------------------------------

Bởi vậy, trong giao tiếp, đôi khi chúng ta gặp phải người có nét mặt bất động, hoặc nét mặt lạnh như tiền. Nét mặt của xác chết.

Những nhà nghiên cứu làm một cuộc thí nghiệm để xem những dân tộc khác nhau như người Mỹ và Nhật sẽ phán đoán những cảm xúc của con người qua gương mặt như thế nào. Họ bèn đưa ra những bức ảnh ghép phần trên của gương mặt vui vẻ (có đôi mắt) với phần dưới của gương mặt buồn (cặp môi). Kết quả cuộc khảo sát: người Mỹ nói “buồn”, người Nhật cho rằng “vui” khi nhìn ảnh. Nhận xét của người Mỹ và người Nhật không thay đổi khi hai phần ghép của bức ảnh được thay đổi vị trí.

Người ta khó kiểm soát bắp thịt bao chung quanh mắt hơn là môi nên người Nhật căn cứ vào mắt để xét đoán phản ứng tâm lý, tình cảm của đối tượng. Người Mỹ, tức người Tây phương, căn cứ trên môi để dò xét nội tâm của người trước mặt. Phải chăng vì vậy mà người Mỹ và Tây phương “hôn môi” để lắng nghe, cảm nhận sự rung động của tận bên trong của người yêu? Và người Mỹ, để che dấu những suy nghĩ hoặc những phản ứng tâm lý của mình mà có thói quen nhai chewingum liên tục để cặp môi lúc nào cũng cử động làm cho ai muốn nhận xét cũng không thể tìm thấy một nét phản ứng nội tâm nào cả?

Riêng với người Việt Nam, khi muốn dò xét phản ứng tình cảm của một đối tượng, thường phải căn cứ trên điểm nào? Nhìn vào mắt hay vào môi?

Người Việt nói “thương để bụng, ghét để bụng, giận để bụng, ...”. Vậy phải rờ bụng để bắt mạch?

Còn khi phải phán xét xem đối tượng của mình có nói dối hay không, thì sẽ căn cứ vào đâu?

Thời chiến tranh ở Miền nam trước năm 1975, người Mỹ mang đến Việt Nam máy dò phản ứng tâm lý để xác nhận những lời khai của cán binh việt cộng có đúng với sự thật không. Máy giúp tránh việc tra tấn khi thẩm vấn. Mỹ hoàn toàn tin tưởng sự chính xác của bản văn điều tra sau khi được máy kiểm chứng. Nhưng sau đó, qua vài sự phối kiểm trên thực tế, Mỹ hoang mang và kinh ngạc. Lời khai của cán binh không đúng sự thật. Trái lại, Ban điều tra của phía Việt Nam tìm được sự thật cũng cùng sự việc đó mà không cần đến máy.

Phía Việt Nam mới giải thích cho Mỹ hiểu là Việt Cộng nói dối ngay từ trong bụng mẹ nên khi khai báo, họ không có phản ứng tâm lý. Họ nói dối một cách tự nhiên như nói thật nên máy ghi nhận là người khai “nói thật”.

Nhưng khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói “bắt Linh mục Nguyễn văn Lý là đúng vì không thấy Hội đồng Giám mục phản đối, hoặc Nông Đức Mạnh nói “không cho phép đem dân chủ vào Quốc hội, “báo chí là tiếng nói của nhân dân phục vụ đảng, …”, hoặc Nguyễn Tấn Dũng ban hành “chỉ thị cấm báo chí tư nhân, làm sao chúng ta biết những người này nói dối hay họ nói những điều thật lòng với họ?

Để bắt mạch như thầy thuốc chẩn đoán bệnh nhân, chúng ta sẽ quan sát mắt, môi hay rờ tim, bụng của họ?

Không! Chờ họ há mồm ra, chúng ta sẽ thấy người cộng sản có cái lưởi gổ!

Chức vụ càng cao, lưởi gỗ càng to !

© DCVOnline

dcv

No comments: