Tuesday, June 19, 2007

Dân hay Đảng cần bầu Quốc hội?

Dân hay Đảng cần bầu Quốc hội?

Trần Đức Tường
(VNN)

Chỉ còn mươi ngày nữa là tới ngày bầu Quốc Hội tại Việt Nam. Sau hàng loạt mánh khóe qua 5 bước hiệp thương và 3 kỳ hội nghị tuyển chọn để loại ra những người không do đảng cử, CSVN đã đưa ra danh sách chính thức 880 ứng cử viên để bầu 500 đại biểu Quốc Hội khóa 12. Thiết tưởng cũng nên xem lại quá trình chuẩn bị cuộc bầu cử này để thấy rõ chủ đích của đảng CSVN trong cuộc bầu cử này.

Trên mặt lý thuyết thì trước bầu cử 105 ngày, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa 11 đã ấn định ngày bầu cử Quốc Hội khóa 12 là ngày 20/05/2007. Ngoại trừ thời gian 10 ngày đầu dùng để thành lập ban bầu cử từ trung ương đến địa phương, 95 ngày còn lại chỉ dùng để thiết lập danh sách những người được mệnh danh là "ứng cử viên". Danh sách này đã phải trải qua 3 kỳ hội nghị hiệp thương để gạn lọc, bao gồm tuyệt đại đa số là những người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương giới thiệu. Gọi cho đúng bản chất thì đây chính là những "đảng cử viên". CSVN rêu rao đổi mới trong kỳ bầu cử Quốc Hội lần này và đã cho phép công dân được tự mình ứng cử, không qua sự giới thiệu của bất cứ cơ quan nào của đảng và Nhà Nước. Theo báo chí thì lúc đâu, danh sách ứng cử viên có trên 1300 người, trong đó có 238 người tự ứng cử. Thực chất số người tự ứng cử đông hơn con số này, nhưng nhiều người đã bị áp lực của đảng và phải tút lui. Điển hình là ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên-Môi Trường và ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Thể Thao đã bị cấp ủy đảng trực tiếp ra lệnh rút lui.

Những người tự ứng cử mà đảng không thể áp lực được thì họ đã dùng cái trò gọi là "lấy ý kiến cử tri" tại nơi cư trú và tại cơ quan làm việc để loại khỏi danh sách ứng cử viên. Gọi là lấy ý kiến cử tri, nhưng thực chất là một loại tòa án nhân dân theo kiểu cải cách ruộng đất khi xưa. Cái trò này không được ghi trong luật pháp. Nó là cái trò do đảng CSVN bịa đặt ra để khống chế ứng cử viên không do đảng giới thiệu. Bản chất nó không là một tập thể cử tri đúng nghĩa. Nó bao gồm toàn tay chân, bộ hạ của đảng. Nếu ý kiến cử tri là lá phiếu thì cứ để cử tri bầu bằng lá phiếu của mình; cần gì cái trò xảo trá gọi là lấy ý kiến cử tri. Một trường hợp điển hình về vụ giàn dựng xảo trá của đảng trong trò hề này là trường hợp của ông Đỗ Viết Khoa, giáo viên ở Hà Tây, nổi tiếng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục. Tại nơi cư trú, ông đã được 76% phiếu tín nhiệm của đồng bào trong vùng. Nhưng về chính cơ quan ông làm việc thì ông đã được 0% phiếu tín nhiệm của 62 đồng nghiệp. Vấn đề nêu ra là, hoặc ông giáo Khoa là một người cực kỳ xấu xa, không đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc Hội, hai là toàn bộ 62 người trong cái trò hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi ông làm việc đều là bọn tham nhũng, đều là những tên ăn cắp đội lốt mô phạm. Nhưng dù sao thì thầy giáo Khoa cũng không có cơ hội trở thành đại biểu Quốc Hội khóa 12.

Cũng trong các trò xảo trá nhằm loại ứng cử viên, nếu đảng không áp lực được, hội nghị lấy ý kiến cử tri vẫn bỏ phiếu tín nhiệm thì CSVN còn một trò nữa là "thư tố cáo". Ứng cử viên nào có thư tố cáo thuộc loại "ghép án, gán tội" thì kể như là hết hy vọng. Vì theo lý thuyết phải giao cho cơ quan chức năng điều tra hư thực. Nếu người ta biết là không có cơ quan điều tra nào của CSVN là độc lập, vô tư; nếu người ta cũng biết là có nhiều vụ điều tra hàng chục năm chưa ra manh mối thì điều tra kiểu cộng sản chỉ là nõi diễu chơi. Trên nguyên tắc, những người bị thư tố cáo đều bị loại ra khỏi danh sách ứng cử viên.

Với ba loại đòn phép xảo trá trên đây, ở thời điểm 1 tháng trước ngày bầu cử, báo chí Nhà Nước cho biết, trong số 238 người tự ứng cử, có 38 người xin rút lui, 116 người có phiếu tín nhiệm dưới 50%, 3 người có đơn tố cáo... Những ứng "đảng cử viên" đều qua trót lọt. Như vậy sau 5 bước hiệp thương và 3 kỳ hội nghị tuyển chọn, danh sách chính thức gồm có 880 ứng cử viên, trong đó có 30 người tự ứng cử, tức 208 người bị loại. CSVN khoe có 143 người ngoài đảng, chiếm tỷ lệ gần 20%. Trước đó, CSVN đã ấn định tỷ lệ 10% ứng cử viên là người ngoài đảng. Nếu đem so sánh tỷ lệ 3 triệu đảng viên trên 83 triệu nhân dân Việt Nam ngoài đảng thì cái Quốc Hội với 10% người ngoài đảng không phải là cơ quan đại diện của nhân dân Việt Nam.

CSVN đã đầu tư nhiều nỗ lực, kể cả những mánh khóe điêu ngoa, xảo trá để dựng lên 11 khóa Quốc Hội từ năm 1945 đến nay, chứng tỏ họ rất cần có cái mã cộng hòa, dân chủ để lừa bịp nhân dân ta. Ngày nay, khi mở cửa và hội nhập với thế giới, họ còn cần có Quốc Hội nhiều hơn nữa để lừa bịp thế giới. CSVN giàn dựng để nhân dân bầu họ vào Quốc Hội. Nhưng đại đa số, tức là từ 70% đến 80% những người mệnh danh là đại biểu Quốc Hội sẽ không làm công việc đại diện dân trong Quốc Hội, bênh vực quyền lợi cho dân tại đơn vị của mình; mà sẽ bước sang giữ các chức vị bộ trưởng, lãnh đạo nắm quyền cai trị nhân dân.

Qua tìm hiểu âm mưu đen tối trên đây của đảng CSVN, nhân dân ta không thấy có nhu cầu bầu ra cái Quốc Hội mang tính lừa bịp và chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của thiểu số 3 triệu đảng viên đảng CSVN mà thôi. Bằng lá phiếu bất hợp tác với đảng, nhân dân ta hãy nói lên tiếng nói phản đối của mình.

No comments: