Wednesday, June 27, 2007

Hãy Ngưng Gửi Tiền Về Nước Nuôi Đảng và Nuôi Gái Tơ...

Hãy Ngưng Gửi Tiền Về Nước Nuôi Đảng và Nuôi Gái Tơ...


Thế lực nào giúp CSVN sống đến ngày nay ?

Trịnh Việt Bắc

Trước khi bị CSVN bắt, Ls. Lê Thị Công Nhân khẩn khoản kêu gọi đồng bào hải ngoại:
- Đồng Bào ơi ! Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt;
- Khẩn thiết cầu cứu các tổ chức, các đoàn thể người VN trong và ngoài nước
- Khẩn thiết cầu cứu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Đảng CSVN đang thi hành kế hoạch nước lũ đàn áp lực lượng dân chủ VN
- Những người con yêu của đất nước! của đồng bào! đang bị CSVN bỏ tù, đang bị CSVN truy bức ngày đêm bằng mọi cách thức.
- Anh em dân chủ đang kêu cứu từ nhà tù, từ trong lòng đất mẹ!
- Xin đồng bào hãy tạm ngưng tất cả các chuyến về và hãy tạm ngưng gởi tiền về VN nếu không khẩn thiết"...




Từ trước năm 1975 ở miền Bắc có ai nghe thấy nạn tham nhũng lộng hành không? Có lẽ không ai biết hoặc là không có vì dân chúng nghèo quá làm sao mà có tiền hối lộ, tạo thành tệ nạn tham nhũng được.

Sau khi VC xâm chiếm miền Nam, chúng - những tên rừng rú đỉnh cao trí tuệ - thấy chóa mắt về cảnh hào nhoáng, giầu có tại Sàigon, rồi đâm ra hủ hoá vì người dân miền Nam đút lót chạy chọt cho được việc: từ việc chạy chọt: để mua bãi vượt biên; đút lót tiền cho cán bộ CS để được thăm nuôi người nhà bị tù trong trại cải tạo; để có hộ khẩu, để khỏi đi miền kinh tế mới; để mua bán nhà cửa; để xin giấy phép mở tiệm làm ăn , v.v. và v.v.

Đủ mọi thứ chạy chọt, tạo thành một hệ thống THAM NHŨNG khổng lồ, giống hệt như ngày trước dân chúng miền Nam "bắt tay" cảnh sát công lộ để khỏi bị phạt. Tại xa cảng Biên Hoà, VC dùng những xe chở hàng, chở trái cây, phía dưới giấu người và vũ khí, cũng "bắt tay" với cảnh sát mình để chuyển quân và súng ống vào Sàigòn hồi Tết Mậu Thân.1968.
Có lẽ chúng ta nên đấm ngực nhận tội đi là vừa

Khi chính phủ Clinton bắt đầu bang giao kết thân và giao thương với VC thì Việt Kiều về Việt-Nam ào ào. Những Việt Kiều này đa số là những người đã sống với CS trước khi vượt biên. Họ đã quen cái lối đấm mõm cán bộ rồi. Những Việt Kiều này đã bầy ra cái thủ tục "đầu tiên" còn lai rai kéo dài cho đến ngày nay. Họ dấm dúi hối lộ ngay tại hải quan để được xem xét Visa, Hộ chiếu và lấy hành lý cho nhanh. Về đến phường xã, phải ra đăng ký nên lại một nần nữa nhờ thân nhân đem tiền ra "bắt tay" bỏ túi ít đôla cho đám công an khu vực để khỏi bị làm khó dễ. Người miền Nam chúng ta sống lè phè quen rồi, nghĩ rằng chi vài đồng cho cán bộ để được thoải mái cũng vô tội và lại được tiếng là rộng rãi.

Thành phần Việt Kiều và thân nhân của họ vô hình chung trở thành có giá được nâng cấp lên thành - công dân hạng 2 - sau cán bộ gộc và gia đình của bọn này - vì có tiền bạc rủng rỉnh, đi đâu cũng lọt. Cho đến bây giờ đa số thân nhân được người nhà ở hải ngoại tiếp tế nên nhóm này tháng tháng nằm im bất động chờ quà, chờ tiền gửi về, không còn lo phải làm việc vì có tiếp tế đều đều từ hải ngoại, không còn muốn tranh đấu gì nữa. Khi họ có tiền thì họ được cảm tình với cán bộ, công an khu vực, vì họ bao cho cán bộ đi nhậu nhẹt chơi bời.

Họ có tiền thì họ bắt đầu hành xử như một thứ "bồ tèo" hay "người được công an bảo trợ" và rồi coi thường loại công dân hạng ba là loại dân chúng nghèo khổ nhất nước. Theo thống kê thì số tiền "gửi về nước" hàng năm cũng khoảng hơn 2 tỷ Mỹ Kim. Số tiền mang tiếng là gửi về nước nhưng được giữ lại và gửi vào ngân hàng Mỹ tại Hoa Kỳ. Các tay tài phiệt Mỹ thấy có lợi trông thấy nên đã ép chính phủ Mỹ thả lỏng cho Việt Kiều gửi tiền vô hạn định, để họ kiếm lời. Số tiền đôla (đồng tiền nào cũng có số mà!) đem về sài tại VN một hồi cũng được thu góp đưa cho con cháu cán bộ sang du học, du lịch và đem bỏ băng Mỹ hay tiêu sài mua nhà, mua cơ sở thương mại tại Mỹ không mất đi một đồng xu nào.

Thành phần Việt Kiều trở thành cái mỏ vàng hay nôm na một chút là các con "bò sữa" được nhà nước ta nâng niu để dễ dàng vắt sữa. Chiêu bài gọi họ là "khúc ruột ngàn dặm," hay "việt kiều yêu nước"; mở thêm cả chục ngàn quán ăn, quán nhậu, quán cà phê, bia ôm, đã được CSVN nghiên cứu kỹ càng. Họ nghiên cứu rõ những sở thích của các con bò sữa, đường đi nước bước từ khi về nước để khi bye bye người nhà tại phi trường hẹn ngày tái ngộ. Mới đây nhất còn có nguồn tin CSVN sẽ đổi luật song tịch để cho Việt Kiều mua nhà dễ dàng và cho phép Việt Kiều về nước mà không cần visa vào khoảng mùa hè 2007 này.

Một việc nữa là họ nhờ những nhà "bác ái hải ngoại" đi "vắt sữa" giùm cho họ - quảng cáo xin tiền của những người hảo tâm ở hải ngoại cứu trợ dân nghèo Việt-Nam - rồi đem về Việt-Nam phân phát. Chúng tôi biết chắc chắn phải chia với cán bộ cộng sản một phần lớn chứ không thế nào đoàn cứu trợ tự do đi lại phát quà thoải mái được. Những gánh nặng của CSVN đáng lẽ chúng phải lo chăm sóc thì nay đã được những thành phần "đĩ điếm phản động" gánh vác giùm rồi mà chúng lại có phần ăn chia nữa chứ. Chúng chỉ cần thổi phồng lên lòng bác ái của người Việt hải ngoại, gọi họ là khúc ruột ngàn dặm, Việt Kiều yêu nước là có thể bòn rút tiền dễ dàng. Chúng ta đã là những người phổi bò đễ tin, bị khai thác triệt để vì cái tật hám danh.

CSVN biết rõ như vậy, cho nên chúng đã ra Nghị Quyết 36 chiêu dụ Việt Kiều bằng đủ mọi mánh khóe. Nuôi dưỡng đám Việt Kiều để hàng năm đem về cho chúng một số ngoại tệ 4,5 tỷ đôla. Việt Kiều mỗi cái Tết rủ nhau về cỡ 3 hay 4 trăm ngàn người. Cứ thử làm một bài toán nhân nhỏ là mỗi người Việt Kiều về như vậy trung bình đem vào VN khoảng 5 ngàn đô - hơn bù kém - thì số tiền là bao nhiêu. Nguyên 1 dịp Tết CSVN cũng thu được khoảng 2 tỷ Mỹ Kim. Riêng kỹ nghệ "thủ tục đầu tiên" tại Tân Sơn Nhất cũng kiếm khá bộn được hơn 3,4 triệu đôla.

CSVN hiểu rõ là kỹ nghệ du lịch chiêu dụ người ngoại quốc không ăn khách. Du khách ngoại quốc chỉ du lịch một lần vì tiêu chuẩn khách sạn, vệ sinh và chiêu đãi phục vụ khách hàng tại Việt-Nam còn quá kém so với Thái Lan, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore. Chỉ những người Việt-Nam vì ham chơi, đem áo gấm về làng , ham được dân chúng trọng vọng vì có tiền, vì đồ đạc rẻ rề so với ngoại quốc nên tha hồ mua sắm. Đúng ra vào thời điểm này, với kỹ nghệ tín học vượt bực, internet, chat, chụp hình, video gửi cho nhau để xem mặt nhau cho đỡ nhớ thì quá dễ.

Nhưng đa số Việt Kiều muốn lấy cái cớ là "nhớ nhà và nhớ người thân" để mỗi năm phải về Việt-Nam một lần và trong thâm tâm thật ra là họ nhớ các làng nướng, các quán cà phê mờ ảo, quán bia ôm, các chợ bán quần áo rẻ mạt. Đem 100 đôla về may được ít nhất 5 cái áo dài làm sao mà các chị, các bà, các cô không thích cho được. Ở Mỹ thì 100 đô chỉ đủ tiền mua vải cho 1 cái áo dài. Giả dụ như Việt-Nam có đời sống đắt đỏ như bên Âu Châu thì người Việt-Nam có rủ nhau về ùn ùn ăn Tết không? Có còn thương quê hương là chùm khế ngọt nữa không? Có thiếu gì Việt Kiều có bà con ở bên Pháp mà có năm nào cũng phải về Paris ăn Tết đâu.


Vì vậy Việt Kiều vì ham chơi, ham trình làng áo gấm nên rủ nhau đem tiền về cúng cho con cái bác Hồ để tụi chúng có đủ phương tiện trù dập đàn áp người dân lành của mình. Đó là một cái tính xấu của người Việt-Nam chúng ta là quá ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân. Chưa bao giờ mà người Việt-Nam lại chịu khổ nhục như thời nay? Tại sao ngày xưa người dân dám đứng dậy chống ngoại xâm, mà nay đối với CS sắt máu độc tài thì lại nhũn như con chi chi?

Vì đạo Nho dậy vậy chăng? "Quân-Sư-Phụ" mà lỵ. "Quân" ngày trước là "vua" nói gì là nhân dân nghe răm rắp, dù là những vua ăn chơi đàng điếm, ngày nay "Vua" đã đổi tên thành Chủ tịch Nhà Nước, Tổng Bí Thư Đảng và Thủ Tướng nên người dân vẫn coi họ là vua chăng mà chịu khổ sở vì chữ Quân kia.

Chưa bao giờ thấy một quốc gia với dân số 84 triệu người mà không dám làm gì với 1 chính quyền giỏi lắm có gần 200 tên và một lũ công an ăn bám, theo đóm ăn tàn. Còn đâu những Lê Lợi, Trưng Trắc Trưng Nhị, Trần Quốc Tuấn, anh dũng chống ngoại xâm. Trí thức Việt-Nam đã trở thành trí ngủ rồi.

Qua vụ APEC 2006 người ta càng thấy rõ thêm là tụi đại tài phiệt chỉ biết có đồng đô la thu vào được thôi, nên đưa chiêu bài dụ khị: "Muốn đánh đổ chế độ độc tài, cộng sản thì nên cho họ sung sướng phủ phê, viện trợ cho kinh tế lớn mạnh, rồi tự nó sẽ tự động dần dần trở thành dân chủ mà thôi, chả cần tranh đấu gì cả."

Thực tế đã chứng minh là khẩu hiệu đó gian manh và sai lầm ở chỗ đám tài phiệt bán được nhiều sản phẩm cho các nước độc tài cộng sản, thu tiền vào túi áo của họ.Những chính phủ độc tài kia được nhiều ngoại tệ thì thay vì dễ dãi với dân chúng, mở mang tự do dân chủ từ từ, thì chúng lại sử dụng những số tiền đó để mua những máy móc, dụng cụ chặn đứng làn sóng dân chủ (như bên Trung Cộng chúng đã liên kết với Microsoft, Yahoo, Google để chặn những tin tức từ trong nước đưa ra và làm nhiều bức tường lửa cấm dân chúng trong nước truy cập nhưng tin tức tự do dân chủ trên thế giới. Tại Việt-Nam cũng đã tìm đủ mọi cách làm tường lửa ngăn chặn những tin tức từ ngoài về. Chúng đã tăng cường số công an kiểm soát internet lên hơn 2000 đứa từ Nam tời Bắc. Chúng đã áp dụng luật đăng ký SIM CARD của điện thoại di động để bóp chẹt tự do của người dân).

Chúng còn tăng lương cho đám công an, để bọn này sả thân giúp cho đảng của chúng vững mạnh để tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ người dân. Một đề nghị khác cũng được nhiều nước tự do sử dụng là tạo điều kiện dễ dàng cho thanh niên sinh viên các nước cộng sản độc tài đi du học với mục đích là nhồi vào đầu óc những sinh viên ý niệm dân chủ, rồi sau đó vài chục năm sau, những sinh viên này về nước lên cầm quyền thì sẽ có dân chủ.

Chiêu bài này cũng sai bét là vì ngay tại Việt-Nam thì những sinh viên được đi du học 99.9% là con cái của các cán bộ Cộng Sản gộc. Chúng là những người sẽ kế nghiệp ngôi vua tại Việt-Nam. Khi trở về được làm vua, được ngồi trên đống tiền, được tham nhũng thả dàn, được hưởng mọi quyền lợi, ăn trên ngồi trước, thì chúng có dại dột đem áp dụng dân chủ tây phương trong nước không hay là sẽ tiếp tục kiểu cai trị độc tài độc đảng kia để được hưởng lợi.

Người có lời trong những chiến dịch này là những trường đại học Mỹ tha hồ thu học phí "out of state" mà chả cần tìm hiểu là sinh viên đó mất mấy năm mới ra trường, miễn là học càng lâu càng tốt...

Tựu chung đa số Việt Kiều ra khỏi nước năm 1979-1985, nhiều gia đình đã bỏ mạng trên biển Đông vì sóng gió hãi hùng, vịnh Thái Lan vì nạn hải tặc đánh cướp rồi và làm đắm thuyền bè. Bao nhiêu trong số này khi thoát đến các trại tỵ nạn đã năn nỉ xin tỵ nạn chính trị tại các nước tự do vì "không sống được dưới gông cùm cộng sản" mà nay ngang nhiên về làm giầu cho chúng, làm tay sai cho chúng. Phải nói một cách đau lòng là trong số này có những thành phần HO bị tù tội đầy đoạ nhiều năm trời, mà bây giờ cũng về nước rồi trở lại tung hô chúng nữa. Nếu còn có chút liêm sỉ thì nên bỏ ngay quốc tịch hay thẻ xanh xin về trở lại sinh sống tại Việt-Nam, chứ đừng ở Mỹ vừa hưởng tiền già, tiền bệnh do các người Mỹ đóng thuế đem tiền về phục vụ cho chế độ Cộng Sản.

Người miền Nam ngày xưa tin lời của VC đã cưu mang chúng trong những hầm hố để chúng cướp chính quyền năm 1975. Chính những người miền Nam đã tạo nên cái gọi là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" làm công cụ cho cộng sản miền Bắc chiếm hoàn toàn miền Nam năm 1975. Chúng ta biết chắc là những người tham gia MTGPMN khi xưa bây giờ "đấm ngực" không còn kịp nữa, nhưng vì muốn giữ thể diện nên không dám nói ra mà thôi, hoặc là bị ép, bị cấy sinh tử phù nên không có thể nào dám phản lại.

Những dân biểu đối lập ngày xưa làm công cụ cho Cộng Sản bây giờ cũng ngậm tăm, vì bị chúng cho ra rìa. Bằng chứng là Dương Quỳnh Hoa, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Lý Quý Chung bây giờ ra sao, có được cái ghế nào không hay là đang than thân trách phận vì đã quá ngu dại theo chúng. Một Nguyễn Ngọc Lan chống đối chính quyền VNCH đệ II, những tưởng được CS tưởng thưởng, những đã vỡ mộng đến khi chết (2007) vẫn chưa được toại nguyện. Một Trịnh Công Sơn chuyên làm nhạc phản chiến, cũng có đầy hy vọng khi CSVN chiếm miền Nam, những cũng âm thầm mang xuống mồ những ưóc mơ thiên đàng Cộng Sản.

Những mẹ nuôi chiến sĩ ngày xưa bây giờ bị bạc đãi cũng sáng mắt muốn chửi thề vì đã bị lừa dối.

Những Việt Kiều ngày nay đang tuôn tiền về nước cho chúng hãy mở mắt ra đi. Chúng có biết ơn không, hay là chúng đang dụ dỗ bòn rút tiền bạc của quý vị, để cầm chân thân nhân của quý vị như những con tin.

Quý vị đã và đang trở thành công cụ của Cộng Sản độc tài đang tàn sát dân lành. Nếu quý vị không mở mắt ngay thì muôn đời dân tộc Việt-Nam sẽ không thể nào thoát ra khỏi chế độ Cộng Sản đâu. Tương lai đất nước là ở trong tay quý vị. Quý vị thử "nhịn" về Việt-Nam, nhịn gửi tiền về cho thân nhân trong 3 năm thôi, thì CSVN sẽ mất đi một số ngoại tệ rất lớn, xem tình hình biến chuyển ra sao thì sẽ biết liền.

Tuesday, June 26, 2007

Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam không cần nhân quyền

Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam không cần nhân quyền


Trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Asscociated Press sau khi gặp Tổng thống George W. Bush, ông Nguyễn Minh Triết đã lên tiếng nói rằng Việt Nam không cần nhân quyền ... sau đây là bài viết của hãng thông tấn AP được đăng trên trang nhà của Đài Truyền Hình Foxnews:
---
Vietnamese President Says No Need to Improve Human Rights
Friday , June 22, 2007
WASHINGTON —
Despite pressure from U.S. lawmakers and President Bush, Vietnamese President Nguyen Minh Triet said Friday that his country does not need to improve its human rights record.
"It's not a question of improving or not," Triet said in an interview with The Associated Press, hours after meeting with Bush. "Vietnam has its own legal framework, and those who violate the law will be handled."
Triet, the first president from the communist-led nation to visit the White House since the Vietnam War, acknowledged differences in the countries' positions on the matter and called for more dialogue. He said his talks with Bush were "frank and open" and that disagreement over human rights would not stop a thriving trade relationship from getting stronger.
"The Vietnamese laws could not be 100 percent the same as the United States laws, due to the different historical backgrounds and conditions," Triet said through an interpreter. "There is a different understanding on this issue."
Bush said he pressed Triet during their meeting on the importance of having a strong commitment to human rights and democracy. U.S. lawmakers, in a meeting Thursday, urged Triet to make stronger efforts to stop what they describe as widespread abuse of Vietnam's citizens.
"I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely," Bush said in the Oval Office after meeting with Triet.
"We want to have good relations with Vietnam," Bush said, as dozens of protesters outside the White House waved flags and carried signs critical of Vietnam's government.
Triet has tried to keep the focus on vibrant trade ties between the United States and one of Asia's fastest-growing economies. The countries began a bilateral trade agreement in 2001; trade reached nearly $10 billion last year.
Triet, known as a crusader against corruption and a supporter of economic liberalization, said in the interview that his government is working hard to make Vietnam attractive to foreign investors by improving administrative procedures.
He is leading a delegation of more than 100 Vietnamese businessmen. He signed with the United States on Thursday a Trade and Investment Framework Agreement, which sometimes acts as a road map toward free trade negotiations.
During an hour-long private meeting Thursday, senior U.S. lawmakers repeatedly took Triet to task for claims by rights groups that Vietnam has ramped up repression of political activists and religious leaders.
"We've got to see a stop to this conduct if this relationship is going to improve," said Rep. Ed Royce, R-Calif.
When asked about Triet's response, Royce answered: "Evasion."
Vietnam tolerates no challenges to Communist one-party rule; it insists, however, that only lawbreakers are jailed. In recent months, Vietnam has arrested or sentenced at least eight pro-democracy activists, including a dissident Roman Catholic priest who was sentenced to eight years in prison.
Rep. Roy Blunt, the No. 2 House Republican, said Triet told lawmakers that Vietnam "had lots of human rights, but the dissidents were somehow endangering the security of the country. We pressed hard for more information about exactly what that means."
Sherman Katz, a senior associate in international trade at the Carnegie Endowment for International Peace, said Vietnam has "got to be aware that part of the price of doing business with the United States, if you expect the U.S. government to help you, is to clean up some of these" human rights problems.
Hundreds of protesters, most of them critical of Triet and his government's human rights record, are expected to demonstrate at Triet's next stop in Los Angeles.

*
***
*

Re: Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam không cần nhân quyền

Hãy đặt câu hỏi ngược lại Việt Gian Triết:


1- Nếu nó và Đảng Cướp csvn bị tướt đoạt hết tư do, dân chủ, nhân quyền thì nó nghĩ sao?

2- Chuyện gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. huống chi cả Dân Tộc VN không muốn nhưng củng bị bọn việt gian cs tròng lên đầu lên cổ cái gông xã nghĩa.

3- Đừng ví cộng sản việt gian là xúc vật. Bởi vì chúng còn thua xa loài vật.

tuổi trẻ vn

http://s152542055.onlinehome.us/xoops4/modules/newbb/viewtopic.php?topic_id=1281&forum=9&post_id=4275#forumpost4275

Ông Nguyễn Minh Triết bênh vực cho thành tích nhân quyền của Việt Nam
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-06-25-voa1.cfm

*
***
*
- Cựu thủ tướng V V K muốn tăng tốc cải tổ ...

- Nhân Quyền Tại Việt Nam Qua Những Câu Trả Lời Của Ông Nguyễn Minh Triết
- Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam không cần nhân quyền
- Cựu thủ tướng muốn tăng tốc cải tổ ...

- Nhận Định Của Báo Chí Quốc Tế Về Chuyến Đi Mỹ Của Ông Nguyễn Minh Triết • RFI, Paris

- Tâm thư của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam về chuyến Mỹ du của CTN Triết
- 10 Dân Biểu Hoa Kỳ gởi thư cho TT. Bush về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
- Hết Triết Đến Dũng Được Triệu Tập Sang Mỹ Để Lên Lớp Về Nhân Quyền

Monday, June 25, 2007

Tham nhũng và bất công xã hội, biểu tình ...

Tham nhũng và bất công xã hội, biểu tình ...

24/6/2007 : dân Tiền Giang biểu tình !



NT Dũng, ... tham nhũng, cả đảng tham nhũng từ trên xuống, từ BCT ra, trong mọi cơ quan, từ trung ương đến địa phương, mỗi người một vẻ !!!
Tài sản của NT Dũng :

Saturday, June 23, 2007

Phát Biểu Của Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn Trước Cuộc Biểu Tình Của Đồng Bào Người Việt Ở Thủ Đô Oasinhtơn

Thứ Sáu, ngày 22 tháng 6 năm 2007
Phát Biểu Của Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn Trước Cuộc Biểu Tình Của Đồng Bào Người Việt Ở Thủ Đô Oasinhtơn
--------------------------------------------------------------------------------

Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn


Phát Biểu Của Nhà Báo, Nhà Tranh Đấu Dân Chủ Nguyễn Khắc Toàn Trước Cuộc Biểu Tình Của Đồng Bào Người Việt Ở Thủ Đô Oasinhtơn – DC Phản Đối Chuyến Thăm Của Ông Nguyễn Minh Triết Tại Hoa Kỳ

Kính thưa các quý vị !

Thưa toàn thể đồng bào đang hiện diện trong cuộc mít tinh, biểu tình tại Thủ đô Oasinhtơn – DC !

Tôi - Nguyễn Khắc Toàn, là nhà báo tự do, phó tổng biên tập Tập san Tự Do Dân Chủ, một người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt nam. Từ Hà Nội tôi rất hân hạnh được phát biểu cùng với quý đồng bào đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn tại nước Mỹ để cùng bày tỏ ý kiến đối với đoàn đại biểu cấp cao do chủ tịch nhà nước CHXHCN Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết cầm đầu đến thăm Hoa Kỳ từ ngày 18 đến ngày 23 /6 / 2007.

Tôi cám ơn các quý vị đã dành cho thời gian quý báu để được gửi một vài suy nghĩ của cá nhân tôi.

Đây là chuyến công du lần đầu tiên của một đại diện cấp cao nhất cho chế độ độc tài cộng sản toàn trị trong nước đến thăm nước Mỹ kể từ sau khi cuộc chiến ở Việt Nam kết thúc cách đây hơn 32 năm. Sự kiện này diễn ra chỉ cách hàng loạt các sự kiện quan trọng đầy ý nghĩa vừa xảy ra dồn dập tại Việt Nam cũng như trên thế giới và ngay chính tại nước Mỹ vừa qua. Đó là các diễn biến mà tôi xin được nhắc lại :

* Trong 2 tháng vừa qua, ngoài việc đàn áp, khủng bố nhân dân hàng ngày, nhà nước CSVN chỉ đạo bộ máy gọi là “ bảo vệ luật pháp” đã tiến hành chiến dịch trấn áp dân chủ, nhân quyền trong cả nước thật tồi tệ. Cụ thể họ đã dành tổng số 45 năm tù cho những công dân yêu nước, đó là Linh mục Nguyễn Văn Lý, các công dân Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành; các trí thức : bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, các Luật sư Nguyễn Đắc Truyển, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Trần Quốc Hiền. Ngoài ra còn rất nhiều công dân khác bị bắt giam chưa đem ra xét xử như Hồ Thị Bích Khương, nhà báo Trương Minh Đức, cựu chiến binh Lê Trí Tuệ , các anh chị em là người nông dân, công nhân trực tiếp lao động đã tham gia sáng lập tổ chức Hiệp Hội Công Nông Đoàn Kết như Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Huy Chương, Lê Thị Hồng... ; các công dân trong khối đấu tranh dân chủ 8406 như Phạm Bá Hải, Trương Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Quang …v v…

* Ngày 29/05/2007 Tổng thống G. W. Bush và phó tổng thống Dick Cheney lần đầu tiên đã dành thời gian tiếp phái đoàn đại diện cho cộng đồng người Việt tại tòa Bạch Ốc để chuyển thông điệp ủng hộ công cuộc đòi Dân chủ, Tự do tại Việt Nam.

* Ít ngày sau trên đường đến dự hội nghị nguyên thủ các nước khối G - 8 tại CHLB Đức, Tổng thống Hoa Kỳ G. W .Bush đã đến dự Hội nghị Dân chủ hóa toàn cầu tại thủ đô Praha của nước cộng hòa Séc ( tức nước Tiệp Khắc cũ ). Trên diễn đàn tại đây, ông đã ngợi ca các giá trị Dân chủ Tự do và mạnh mẽ đòi trả tự do cho các nhân vật tranh đấu mà trong đó có Việt Nam.

* Trở về nước Mỹ ông đã dự buổi khánh thành đài tưởng niệm trên 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đặt tại thủ đô Oasinhơn - DC. Tổng thống G. W Bush đã có bài diễn văn quan trọng lên án tội ác của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, những nơi mà học thuyết này xâm nhập và được thử nghiệm.

* Gần đây nữa, là phó tổng thống của Hoa Kỳ - Dick Cheney đã tiếp đoàn đại biểu của Đảng nhân dân hành động do bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi dẫn đầu và nhận trực tiếp bức thư của Cụ Hoàng Minh Chính gửi Tổng thống G. W Bush để nêu những đề nghị khẩn thiết đòi Nhân quyền và Dân chủ, Tự do cho nhân dân Việt nam khi Ngài tiếp đón ông Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp mặt tới đây…

* Tôi còn được biết trong các ngày khi đoàn đại biểu của ông Nguyễn Minh Triết đã có mặt tại nước Mỹ. Nhưng Tổng thống G. W Bush vẫn mời gặp đại diện dân cử cũng như các nhân sĩ cuả cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để lắng nghe và tìm hiểu các nguyện vọng, tâm tư về công cuộc đấu tranh vì Tự do, Dân chủ và các Quyền Con người cuả Nhân dân Việt Nam

* Chúng ta cũng không quên rằng, năm ngoái một sự kiện chấn động thế giới vào ngày 25 /01/2006, Hội đồng Châu Âu thông qua Nghị quyết 1481 lên án những tội ác chủ nghĩa Cộng sản toàn trị đã ngự trị trên lục địa này gần một trăm năm trong thế kỷ 20.

Như vậy là, chủ nghĩa tội ác cộng sản đã bị cả loài người đồng thanh loại bỏ và lên án mạnh mẽ khắp nơi trên địa cầu.

Trước bối cảnh thời đại và thế giới như vậy, đáng lẽ ra những người cầm nắm vận mệnh quốc gia là đảng CSVN phải thức tỉnh, nhận thức lại cho đúng đắn, phải tỏ ra thức thời và tiến bộ để mau chóng cải tổ thể chế chính trị lỗi thời đã hiện tồn mấy thập kỷ qua trên đất nước ta trở thành chế độ chính trị văn minh hơn, phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại. Thế nhưng, những người nắm giữ quyền lực trong ban lãnh đạo của đảng CSVN và nhà nước gọi là XHCN của họ vẫn với não trạng bảo thủ nặng nề và với chiêu bài “ bảo vệ thành quả cách mạng , giữ vững an ninh chính trị và ổn định tình hình xã hội…”. Nên họ vẫn thi hành chính sách cai trị bằng sức mạnh vũ lực, sử dụng bạo lực chuyên chế, chủ trương chính sách “chuyên chính cộng sản ” để giữ độc quyền cai trị. Họ đã biến toàn bộ “hệ thống bảo vệ pháp chế XHCN ” bao gồm : bộ luật hình sự, cảnh sát, công an, tòa án, viện kiểm sát, kể cả lực lượng quân đội nữa… thành công cụ trấn áp riêng của đảng cộng sản để đè bẹp, đàn áp và tiêu diệt mọi khát vọng Tự do, Dân chủ của nhân dân ta. Họ ngang nhiên biến đất nước ta thành sở hữu riêng cho đảng Cộng sản bằng sự minh định độc quyền cai trị : “ tuyệt đối, triệt để, toàn diện, trực tiếp toàn xã hội và cả đất nước ” thông qua điều 4 Hiến pháp hiện hành. Họ tước đoạt hầu hết các quyền con người căn bản và sơ đẳng nhất của toàn bộ xã hội và tất cả nhân dân bằng hệ thống luật pháp chuyên chế độc đoán vừa tinh vi, vừa trắng trợn !!!...

Chính vì thế nhân dân ta phải sống trong hoàn cảnh mất hoàn toàn Tự do, Dân chủ và Nhân quyền không được tôn trọng. Cuộc sống của đồng bào ta trong nước thật cay đắng, khắc nghiệt, tủi nhục và bất công giống như thân phận của những người dân bị mất nước, những người dân bị ách nô lệ đè nén. Mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sống ngắc ngoải trong nỗi khiếp đảm, lo âu không nhìn thấy tương lai, tiền đồ tươi sáng của Tổ quốc. Bởi thế, nên có nhiều công dân yêu nước, có lương tri và hoài bão đã đứng lên đòi hỏi quyền tự quyết, đòi Dân chủ, Tự do, Nhân quyền cho nhân dân. Thay vì đảng CSVN nên phải có thiện chí để đối thoại với nhân dân, với những người con ưu tú, can đảm của đất nước, có lòng yêu nước thương nòi để tìm lối ra cho nước nhà. Thì trái lại họ vẫn ngạo mạn và bạo ngược đã dùng cả bộ máy cai trị trấn áp để đáp lại bằng những bản án bất công vi hiến và phi pháp, bằng nhà tù, trại giam để giam cầm, đọa đầy những người con đất Việt ái quốc đó.

Hoàn cảnh đất nước Việt Nam ta hiện nay thật bi thảm và bế tắc, chỉ có con đường đúng đắn và cũng là lối thoát duy nhất cho nước nhà, đó là :

Từ bỏ hoàn toàn chế độ chính trị đã quá lạc hậu và lỗi thời hiện nay một cách vĩnh viễn và ngay tức khắc bằng việc hủy bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền thống trị cho đảng CSVN để tạo điều kiện cho dân chủ và đa nguyên phát triển. Khi đất nước được giải phóng khỏi chế độ độc tài toàn trị, thì mới thiết lập được Tự do Dân chủ thực sự, Quyền Con Người mới được thực thi, Hòa giải và Hòa hợp dân tộc mới trở thành hiện thực. Chỉ có cải cách triệt để về chính trị như vậy, thì nước ta mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ, lành mạnh và bền vững về mọi phương diện khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ …vv…

Hiện nay đồng bào ta ở cả trong và ngoài nước đang dốc lòng phấn đấu, nỗ lực không ngừng cho mục tiêu đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước toàn diện. Sự đóng góp của đồng bào ta ở hải ngoại là vô cùng cần thiết, vô cùng quý báu. Cùng với sự ủng hộ của cộng đồng các quốc gia dân chủ, văn minh trên thế giới với sự nghiệp tranh đấu của dân tộc ta, những yểm trợ của đồng bào là những đóng góp rất quan trọng và lớn lao.

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Tự do, Dân chủ, Nhân quyền nhất định sẽ chiến thắng độc tài và lạc hậu, cho dù con đường dẫn đến thắng lợi sau cùng của cả dân tộc ta còn có thể gặp rất nhiều thử thách và gian nguy.

Thời gian, lịch sử và lương tri tiến bộ toàn nhân loại đang đứng về phía nhân dân ta, dân tộc ta !!! Chính nghĩa và lẽ phải đang đứng về công cuộc tranh đấu của chúng ta. Đồng bào trong và ngoài nước hãy xiết chặt tay tiến lên phía trước vì tiền đồ ngày mai tươi sáng cho Tổ quốc Việt Nam !!!

Cuối cùng tôi xin kính chúc các quý vị và toàn thể đồng bào mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Trân thành cám ơn các quý vị và đồng bào đã lắng nghe.

http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2007/20070622_07.htm

Cảm nghĩ của ông Đỗ Nam Hải và những người cùng chí hướng về chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết

Cảm nghĩ của ông Đỗ Nam Hải và những người cùng chí hướng về chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết
2007.06.22
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tiếp tục loạt bài phỏng vấn liên quan đến chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, hôm nay Ban Việt Ngữ chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cuộc thảo luận với Anh Phương Nam Ðỗ Nam Hải, một người tranh đấu cho dân chủ Việt Nam. Ông Hải hiện đang cư ngụ ở Sài Gòn, và cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Phương Nam - Ðỗ Nam Hải.
Nguyễn Khanh: ông và những người cùng chí hướng với ông nghĩ gì về chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết?
Đỗ Nam Hải: vâng, xin kính chào quý thính giả của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do. Tôi là Phương Nam Đỗ Nam Hải đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn, Việt Nam. Về cầu hỏi của ông thì tôi cho rằng là người Việt Nam và trước sự gia tăng quan hệ của đất nước Việt Nam với quốc tế, với Hoa Kỳ về mọi mặt thì lẽ ra, tôi và những người đang đấu tranh cho dân chủ, tự do phải vui mừng và tự hào.
Nhưng chuyến đi này của ông Triết và phái đoàn cũng như bao chuyến đi trước đó của những nhà lãnh đạo Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thì tôi và những người đồng chí hướng với tôi không thể có trạng thái tích cực ấy được.
Lý do là, thứ nhất, họ không hề xứng đáng đại diện cho dân tộc Việt Nam để đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại trong chuyến đi này, mà theo thông báo có thể lên đến 4,5 tỷ đô la. Vì không xứng đáng như vậy, nên theo tôi, những hợp đồng thương mại đó sẽ chứa đựng những rũi ro rất cao cho dân tộc Việt Nam.
Tôi nói họ không xứng đáng là bởi vì tất cả các cuộc bầu cử ở Việt Nam đều không dân chủ, hoàn toàn độc diễn theo phương thức “đảng cử dân bầu”. Dân tộc Việt Nam chỉ ủng hộ những nhà lãnh đạo đất nước được bầu ra bởi một cuộc bầu cử đa đảng, trong đó các chính đảng khác phải được tham gia cạnh tranh lành mạnh.
Lý do thứ hai, theo tôi, với bộ máy tham nhũng hư hỏng ở các ngành, các cấp, từ trung ương đến địa phương và mọi cơ sở như ở Việt Nam hiện nay, thì dù các hợp đồng thương mại được ký kết theo cách trả tiền ngay, trả góp hay là vay mượn trả sau đi chăng nữa, thì những mối lợi đó chỉ thuộc về một thiểu số trong bộ máy hư hỏng ấy mà thôi, còn tuyệt đại đa số dân tộc sẽ được hưởng rất ít, còn cái hại cho dân tộc thì quá rõ ràng, đó là thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau sẽ phải è cổ ra trả nợ, còn đa số những kẻ tham nhũng kia thì đã hạ cánh an toàn.
Về cầu hỏi của ông thì tôi cho rằng là người Việt Nam và trước sự gia tăng quan hệ của đất nước Việt Nam với quốc tế, với Hoa Kỳ về mọi mặt thì lẽ ra, tôi và những người đang đấu tranh cho dân chủ, tự do phải vui mừng và tự hào.
Đỗ Nam Hải
Lý do thứ ba, theo tôi, thực tiễn cho thấy cứ mỗi lần nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đạt được một thắng lợi nào đó về kinh tế, chính trị hay ngoại giao, thì sau đó họ quay lại đàn áp nhân dân Việt Nam, đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền mà theo họ là những kẻ chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chống lại dân tộc, với những chứng cứ rất ngụy tạo, điển hình là cuộc đàn áp cuối năm 2006 đầu năm 2007 vừa qua. Lần này, tôi tin rằng cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ đối với họ. Đó là những lý do mà tôi muốn trình bầy.
Nguyễn Khanh: dù thế nào đi chăng nữa, ông cũng rõ là ông Triết đã đến Hoa Kỳ và vào ngày thứ Sáu tới đây sẽ có buổi gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo là ông Chủ Tịch Nước Việt Nam và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush. Ông và những nhà tranh đấu trong nước chờ đợi gì ở buổi giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ?
Đỗ Nam Hải: tôi mong và tin rằng khác với lần trước, khi Tổng Thống Bush và phái đoàn sang Việt Nam dự Thượng Đỉnh APEC hồi tháng 11 năm 2006, họ không đề cập gì đến các vấn đề tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng lần này ông Bush và các cộng sự của ông sẽ đề cập thẳng thắn nhưng vấn đề trên.
Bởi vì, lý do thứ nhất, lòng tự trọng của nhân dân Mỹ, của các nhà chính trị nước Mỹ đã bị tổn thương trước quốc tế, khi mà vào năm 2006 họ đã bật đèn xanh để Việt Nam được giải tỏa CPC, được PNTR, được gia nhập WTO v.v…, nhưng sau đó nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã quay lại đàn áp những người yêu nước Việt Nam hơn nữa.
Lý do thứ hai là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền luôn luôn là các giá trị cao quý mà Hoa Kỳ vẫn hằng quý trọng và hy sinh vì nó. Nên người ta không thể để yên cho Việt Nam cứ hô hào đổi mới kinh tế thì ra biển lớn, còn chính trị thì vẫn là nền chính trị ao chuôm, tù đọng như ở Việt Nam hiện nay được. Đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính trị.
Nguyễn Khanh: về vấn đề nhân quyền thì thưa ông, Nhà Trắng có nói rõ với chúng tôi rằng đây là quan tâm hàng đầu của Tổng Thống Bush, nhưng cũng xin phép được nhắc với ông rằng theo chỗ chúng tôi biết thì hôm 29 tháng Năm vừa rồi khi tiếp bốn người đại diện cho các tổ chức, đảng phái hoạt động cho tự do và dân chủ Việt Nam, đích thân Tổng Thống Bush có nói rõ “dân chủ phải do người dân Việt Nam trong nước đứng lên và đòi hỏi” và Hoa Kỳ “chỉ có thể đóng vai hỗ trợ mà thôi”. Nói như vậy để thưa với ông là trái banh dân chủ bây giờ đang nằm ở chân người Việt Nam, phải không ạ?
Đỗ Nam Hải: đúng. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này của ông Bush. Nền tự do dân chủ của bất cứ dân tộc nào cũng vậy, chỉ có giá trị thật sự và bền vững nếu dân tộc ấy đứng lên chống lại giai cấp cầm quyền độc tài toàn trị mà thôi. Sự ủng hộ của quốc tế rất quan trọng và rất cần thiết, và cả hai lực lượng này có quan hệ hữu cơ biện chứng để thúc đẩy lẫn nhau, để cũng tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và của thời đại.
Nhưng lực lượng quan trọng và quyết định vẫn phải là lực lượng dân tộc. Lực lượng dân tộc này bao gồm cả đồng bào ta ở trong và ngoài nước, điều này trong Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam được công bố vào ngày mùng 8 tháng Tư năm 2006 còn được gọi là Tuyên Ngôn 8406 có nói rất rõ.
Nguyễn Khanh: thay mặt quý thính giả, xin cám ơn ông Phương Nam Đỗ Nam Hải cho buổi thảo luận hôm nay.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết kêu gọi doanh nhân Mỹ gia tăng đầu tư vào Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ bà Nancy Pelosi
Giới đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam nghĩ gì về chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết ?
Hình ảnh ông Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Hội Asia Society hôm 20-6-2007
Bà Nancy Pelosi tiếp 3 nhân vật đại diện cho những tổ chức hoạt động cho tự do và dân chủ Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Triết trả lời chất vấn của phóng viên đài RFA
Nhiều dân cử Mỹ sẽ bày tỏ sự thất vọng về tình hình tự do tôn giáo và chính trị tại Việt Nam
Tường trình cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt bên ngoài trụ sở Asia Society, New York
Làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng được mối quan hệ với Mỹ ?
Gửi trang này cho bạn

Friday, June 22, 2007

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Quốc hội Mỹ

Thứ Sáu, 22/06/2007, 08:11 (GMT+7)

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Quốc hội Mỹ


Đông đảo bà con Việt kiều tại Mỹ đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân tại sân bay Andrew tối 20-6 - Ảnh: TTXVN


TT (Washington) - Rạng sáng nay (tức chiều 21-6 tại Washington DC), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

>> Mời bạn bấm vào đây để xem Video clip
>> Washington Post đăng thư của Chủ tịch nước
>> Ký kết nhiều hợp đồng đầu tư


Chủ tịch sẽ có cuộc gặp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo đảng Dân chủ (phe đa số ở Thượng viện) Harry Reid và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell.

Lúc 20g ngày 20-6 (sáng 21-6, giờ VN), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrew ở thủ đô Washington. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, các cán bộ sứ quán và đông đảo Việt kiều đã ra đón Chủ tịch nước.

Ngay sau đó Chủ tịch nước đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện với các gia đình bà con Việt kiều ở thủ đô Washington. Tại buổi nói chuyện, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh sức mạnh đoàn kết giữa người VN là quan trọng và không thể phá vỡ được, và người VN muốn làm tốt cần đảm bảo được đoàn kết chung vì “người VN ở đâu cũng chung một nhà, chung một mẹ VN. Dù người mẹ có khó khăn, nghèo khổ, nhưng vẫn là người mẹ mà mình yêu quí suốt đời”. Bà con cũng rất vui mừng trước thông tin từ ngày 1-9 tới sẽ được miễn visa về nước.

* Trước đó, vào trưa 20-6 tại New York, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự tiệc chiêu đãi do Hội Châu Á tổ chức và gặp gỡ các giới ở thành phố. Tại đây Chủ tịch nước khẳng định VN vẫn đang tiếp tục quá trình hòa nhập hơn nữa vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiếp tục tuân theo các luật lệ của WTO để tạo môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn hơn. Vào buổi chiều Chủ tịch nước đã có chuyến thăm Tập đoàn General Electric.

Dù có lịch trình rất bận, vào chiều 20-6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gặp mặt và tặng quà các phóng viên đi theo đoàn nhân Ngày nhà báo VN.

THANH TUẤN (Từ Washington)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=206869&ChannelID=3
---
bao cs:

Theo dòng sự kiện:
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ (18/06)
Từ 1/9 miễn thị thực cho kiều bào (20/06)
Ảnh Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ở thị trường chứng khoán New York (20/06)
Quan hệ Việt - Mỹ: cuộc chơi và luật chơi (18/06)
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết lên đường thăm Mỹ (18/06)
Financial Times viết về Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (18/06)

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Quốc hội MỹRạng sáng nay (tức chiều 21/6 tại Washington DC), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Hạ viện và Thượng viện Mỹ. > Thư của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết về quan hệ Việt - Mỹ

---
Bao hai ngoai:
Ông Triêt hội kiến với TT Bush: Báo Việt Cộng Tường Trình Thiếu Sót

Đoàn Do Db Hubert Võ, Trần Thái Văn Dẫn Đầu Tới Ho...
Mỹ-Việt Ký TIFA, 7 TNS Đòi Bush Áp Lực
Chính Trị Là Gì? - “Tôi Không Làm Chính Trị!”
Tường trình trực tiếp trước Toà Bạch Ốc khi Chủ tị...
Cảm nghĩ của ông Đỗ Nam Hải và những người cùng ch...
Việt Nam sẽ thôi trấn áp đối lập
Bush gặp Triết, người Việt Biểu tình
Nghị Quyết Lấy Lại Quyền Mậu Dịch Của CS
Audio: Họp Báo Tại Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ Chống V...
Họp báo tai Quoc hoi Mỹ : phải trả Lm Lý vô điều k...
Nội dung cuộc gặp gỡ giữa đại diện người Mỹ gốc Vi...
Video: Cộng đồng hải ngoại biểu tình phản đối Nguy...
Người Việt Houston tổ chức lên Thủ Đô Hoa Kỳ để ph...
Nỗi Nhục Quốc Thể?
Nguyễn Minh Triết đòi xét "chứng minh nhân dân" tạ...

Take2Tango
Viet Vung Vinh
V.N. Exodus

Thursday, June 21, 2007

'Chúng tôi ủng hộ người CS cấp tiến’

21 Tháng 6 2007 - Cập nhật 11h54 GMT


'Chúng tôi ủng hộ người CS cấp tiến’


Ông Hoàng Minh Chính gợi ý về khả năng liên kết giữa hai thành phần trong và ngoài đảng
Nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính nói với BBC từ Hà Nội rằng những người đấu tranh dân chủ bên ngoài đảng sẵn sàng hợp tác với thành phần đổi mới trong Đảng Cộng sản.
Ông Hoàng Minh Chính, 85 tuổi, là một đảng viên cộng sản kỳ cựu trước khi bị khai trừ và đi tù trong cái gọi là vụ án “Xét lại” thập niên 1960 ở miền Bắc.

Nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ông Hoàng Minh Chính đã gửi một lá thư cho Tổng thống Bush.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, một nhà hoạt động dân chủ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, thì ông đã trao tận tay lá thư này cho Phó Tổng thống Dick Cheney ngày 14-6.

Nói chuyện với đài BBC, ông Hoàng Minh Chính cho biết về nội dung lá thư.

Hoàng Minh Chính: Lá thư thể hiện nỗi bức xúc của người dân Việt Nam từ nửa thế kỷ nay. Nhân dân đã bị đảng và chính quyền cộng sản cướp mất quyền tự do ngôn luận. Con người làm sao có thể sống khi thiếu tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, tự do tư tưởng. Sau khi Đảng Cộng sản đã huy động được nhân dân để hoàn tất việc giải phóng dân tộc, thì Đảng cũng cướp luôn cái quyền ấy của người dân.

Nhân dân cũng bị tước mất quyền tự do hội họp, trao đổi với nhau, được biểu thị những khát vọng của mình. Chính quyền buộc người ta bao năm nay chỉ được phép tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà thôi.

Cái tội thứ ba của Đảng Cộng sản là vùi dập những người đấu tranh dân chủ, những người dân có tự trọng muốn được tự do bày tỏ chính kiến, thảo luận đường hướng xây dựng đất nước. Họ bị khép vào cái gọi là điều 88 BLHS, bị gọi là lợi dụng tự do, dân chủ. Mà thực ra ở Việt Nam làm gì có tự do, dân chủ. Họ bịt miệng nhân dân rồi cơ mà. Những nhà dân chủ, những nhà tôn giáo khi lên tiếng đòi hỏi trong sự ôn hòa thì đều bị kết tội, bị bỏ tù.

Trong lá thư gửi Tổng thống Bush, tôi nêu ba vấn đề ấy. Tôi cũng đòi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và cho hàng trăm “tù nhân lương tâm” khác.

BBC:Theo ông, chính phủ Hoa Kỳ có thể gây sức ép thế nào với Việt Nam?

Tôi nghĩ Tổng thống Bush cũng đã đặt vấn đề gây sức ép rồi. Khi ông Phạm Gia Khiêm qua Mỹ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã yêu cầu trả tự do cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình và một số nhà dân chủ khác. Việt Nam chỉ mới đáp ứng một, hai trường hợp mà thôi.


Những gợi ý về dân chủ của ông Bush không chỉ có lợi cho Mỹ mà cho cả chính quyền và người dân Việt Nam.


Hoàng Minh Chính

Gần đây ông Bush bày tỏ quan điểm về dân chủ ba lần. Một lần là cuộc gặp bốn nhà dân chủ người Mỹ gốc Việt, lần khác là bài phát biểu ở Prague và sau đó là phát biểu tại đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Tôi thấy qua đó, ông Bush đặt vấn đề rõ ràng. Tức là tự do, dân chủ hiện được nhân loại xem là cái tự nhiên của con người, hầu hết các nước có rồi.

Cái ốc đảo cộng sản Việt Nam thực ra bây giờ cũng đã ở giai đoạn cuối đời của nó. Nếu các vị lãnh đạo còn ngoan cố bám lấy ghế của mình, bảo vệ lợi ích gia tộc mình, thì như thế họ có tội với nhân dân. Những gợi ý về dân chủ của ông Bush không chỉ có lợi cho Mỹ mà cho cả chính quyền và người dân Việt Nam.

Bắt tay?

BBC:Ông có tin vào sự tồn tại của một lực lượng đổi mới có mặt bên trong Đảng Cộng sản không?

Có một lực lượng như thế. Ví dụ như ông Võ Văn Kiệt, ông ấy nêu ra mấy quan điểm mới. Ông ấy không thể gợi ý mạnh hơn các nhà dân chủ triệt để, nhưng cũng rất đáng hoan nghênh rồi.

BBC:Nhưng có dấu hiệu nào là phe đổi mới trong Đảng sẽ bắt tay với những nhà dân chủ bên ngoài Đảng hay không? Hay sẽ chỉ là sự giải quyết trong nội bộ giữa họ với nhau?

Tôi thấy những tuyên bố của ông Võ Văn Kiệt thực sự cũng giống như những lên án của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những vụ như Tổng cục 2 – T4. Nó biểu thị sự hoan nghênh gián tiếp cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ. Bởi vì những người dân chủ muốn cái gì? Muốn quyền con người, tự do báo chí, tôn giáo. Tôi thấy những tuyên bố kia đã gián tiếp tán thành lập trường của các nhà dân chủ.


Trong nội bộ cấp cao, có những người giữ quan điểm tiến bộ. Chúng tôi hoan nghênh những người cộng sản cấp tiến đó.


Hoàng Minh Chính

BBC:Phải chăng ông ngả theo xu hướng tức là những nhà dân chủ bên ngoài đảng cũng có sự ủng hộ, khuyến khích những gương mặt đổi mới trong đảng?

Vâng. Tôi muốn nói thêm thế này. Đại tướng Mai Chí Thọ, khi còn sống, năm kia, ông ấy nói chưa chắc cái đảng này còn trụ nổi đến Đại hội Đảng lần sau. Nó chứng tỏ trong nội bộ cấp cao, có những người giữ quan điểm tiến bộ. Chúng tôi hoan nghênh những người cộng sản cấp tiến đó.

Chúng tôi hoan nghênh cuộc đấu tranh nội bộ của Đảng Cộng sản. Nếu cuộc đấu tranh đó càng phát triển lên, nó sẽ mở ra tương lai tốt đẹp, hòa bình và đại đoàn kết dân tộc. Như thế, những người cộng sản sẽ được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh như ở Ba Lan trước đây. Tổng Bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Ba Lan, Jaruzelski, tán thành bầu cử tự do, đồng ý ngồi lại với Công đoàn Đoàn kết và phe Công giáo.

Đấy là bài học rất hay mà Việt Nam nên học. Chúng tôi hoan nghênh những đảng viên cộng sản cấp tiến. Và chúng tôi sẵn sàng giơ hai bàn tay ra để đi đến chỗ là bắt tay với các vị đó. Khi đó, dân tộc sẽ bước một bước tiến mới. Tương lai đất nước khi đó sẽ không thua kém nước nào ở Đông Nam Á.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070621_hoangminhchinh_iv.shtml

Tuesday, June 19, 2007

CSVN đang làm nhân dân căm thù chế độ

CSVN đang làm nhân dân căm thù chế độ
Trần Đức Tường

Sự kiện dân chúng trong nước chỉ trích, châm biếm, thậm chí nói xấu chế độ từ mấy chục năm qua cho đến nay là một sự kiện phổ biến tại Việt Nam. Từ nông thôn đến thành thị, ai ai cũng có thể thấy được. Cũng có lúc, có nơi, người ta nói lén cán bộ, công an. Nhưng cũng có khi, có chỗ, người dân chửi thẳng vào mặt nhà cầm quyền CSVN. Hiện tượng thực tế này không mang ý nghĩa toàn dân ta là phản động, chống đảng, chống Nhà Nước. Nó chỉ chứng minh một điều là đảng và Nhà Nước CSVN từ xưa đến nay rất đáng chửi.

Từ sau cuộc cách mạng 1789 tại Pháp và nhất là từ đầu thế kỷ 20, các chế độ quân chủ lần lượt thoái trào [...] Bớt đi cái nạn tôn thờ lãnh tụ.

Ở trên đời này, cổ nhân đã chỉ dạy cho chúng ta rằng, rất khó mà chiều lòng mọi người: "Ở sao cho vừa lòng người? ở rộng người cười, ở hẹp người chê". Nếu chỉ trong phạm vi giới hạn một làng, một xã thì cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau; huống hồ chi trên phạm vi cả nước với 85 triệu dân thì khó mà có được sự "nhất trí" hoàn toàn trên mọi vấn đề, nhất là vấn đề đánh giá chế độ, đánh giá chính phủ, đánh giá lãnh đạo đảng và Nhà Nước vv... Chính sự khác biệt ý kiến này trong xã hội tạo hình ảnh sinh hoạt đa nguyên. Chính sự chấp nhận những ý kiến khác biệt, khen chê của người dân đối với chính quyền là dấu chỉ của một nền dân chủ thực sư.. Bên Tàu cũng như bên ta, có câu "trung ngôn, nghịch nhĩ", (lời nói trung thực thường khó nghe). Vì thế, dưới các triều đại quân chủ, phong kiến khi xưa, xúc phạm đến vua là tội "khi quân" và phải chết. Cũng như vậy, kẻ thấp hèn xúc phạm đến quan quyền cũng khó mà yên thân. Và cũng vì thế mà sinh ra những hôn quân thích nghe lời xiểm nịnh và một lũ bầy tôi chỉ giỏi nịnh hót. Từ sau cuộc cách mạng 1789 tại Pháp và nhất là từ đầu thế kỷ 20, các chế độ quân chủ lần lượt thoái tràọ Những thể chế quân chủ còn lại cũng đã được dân chủ hóa và trở thành quân chủ lập hiến. Bớt đi cái nạn tôn thờ lãnh tụ.

Nhưng cũng trong thế kỷ 20, đã xuất hiện một số chế độ xây dựng trên chủ thuyết cộng sản Mác Lênin, độc tài, độc ác. Chế độ này lợi dụng hai chữ nhân dân để thống trị toàn diện xã hội, nô lệ hóa con ngườị Bản chất của nó còn tệ hại hơn cả quân chủ, phong kiến. Nó không chấp nhận bất cứ ai phê bình nó, chỉ trích nó. Chỉ cần không nghĩ như nó muốn cũng đủ bị nó gán cho đủ thứ tội như "phản động", "phản cách mạng" ... và bị tù đầy hoặc thủ tiêu một cách dã man.

Tại Liên Xô đã mọc lên hàng ngàn, hàng vạn bức tượng Karl Marx, Lênin, Stalin. Ở Trung Quốc cũng đầy dẫy tượng Mao Trạch Đông. Ở Bắc Triều Tiên thì có tượng cha con Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật... Việt Nam chúng ta đang bị chế độ này thống. Lý thuyết ngoại lai này do một lũ việt gian tha về chòng lên đầu lên cổ dân ta vừa thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Để bắt nhân dân Việt Nam phải thần phục chúng, chúng đã dựng lên nhiều huyền thoại giành độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh thắng quân xâm lược vv... Chúng bắt dân ta phải suy tôn chúng. Tượng đài chúng dựng khắp nơi. Điều đáng nói là tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, chủ nghĩa và chế độ cộng sản đã phá sản, tiêu ma. Nhân dân đã giật sập và đập nát hàng vạn bức tượng các bạo chúa cộng sản. Trong lúc đó, tại Việt Nam, bọn đồ đệ cộng sản vẫn còn cố gắng tồn tại và bảo vệ chế độ độc tài, độc ác này. Tuy chế độ CSVN đã thối nát đến tận xương tủy, thối nát từ trên xuống dưới, nhưng họ vẫn không chấp nhận bị phê bình, chỉ trích. Họ quy kết cho những ai dám nói lời "trung ngôn" là chống đối, phản động.

Việc CSVN ra lệnh bắt hai luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội và trước đó, giam lỏng linh mục Nguyễn Văn Lý tại họ đạo Xóm Củi ở Thừa Thiên - Huế, đã nói lên dã tâm của ho.. Họ đã viện dẫn bộ luật hình sự vi hiến để bắt hai chiến sĩ dân chủ "tạm giam 4 tháng" với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điểm a, c khoản 1 điều 88, Bộ luật Hình sự". Thực chất, bộ luật này hoàn toàn vi hiến vì nó tước bỏ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân được ghi trong hiến pháp, và hoàn toàn phản nhân quyền vì không có luật nào trên thế giới cho phép công an giam giữ công dân đến 4 tháng trời nếu không có phán quyết của tòa án. Công an chỉ được quyền câu lưu nghi phạm để điều tra trong thời hạn không quá 48 giờ. Nếu nghi phạm thuộc thành phần nguy hiểm, khủng bố thì phải có lệnh của thẩm phán mới có thể kéo dài thời gian tạm giam giữ.

Hai vị luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cũng như linh mục Nguyễn Văn Lý, chắc chắn không phải là quân khủng bố. Vì một người là tu sĩ, hai người kia là trí thức. Vả lại họ luôn tuyên bố đấu tranh bất bạo động và không hề chủ trương lật đổ chế độ. Vì vậy hành động ngang ngược bắt bớ những người này là để trả thù những người dám nói lên sự thật tại Việt Nam. Nó đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong những ai quan tâm đến nhân quyền, dân chủ. Đương nhiên, ở trong nước, dưới sự kềm kẹp của bạo quyền, người dân không dám thố lộ suy nghĩ của mình. Nhưng tại hải ngoại, ở khắp các nơi trên thế giới, hàng trăm cuộc xuống đường biểu tình, phản kháng đã diễn ra trước các đại sứ quán CSVN. Vụ bắt bớ, đàn áp của cộng sản Hà Nội đã không thể dấu diếm được vì các hãng thông tấn quốc tế đã loan tải tin về CSVN bắt giam những người tranh đấu cho dân chủ và nhiều chính khách ngoại quốc đã lên tiếng kết án chính sách đàn áp của cộng sản Hà Nộị

Từ lâu nay, nhân dân ta nhịn nhục. CSVN ngày càng ngang ngược làm tớị Sẽ có một ngày, lòng căm thù sẽ thay thế sự nhịn nhục. Ngày đó, chắc không còn xa.

Trần Đức Tường

Dân hay Đảng cần bầu Quốc hội?

Dân hay Đảng cần bầu Quốc hội?

Trần Đức Tường
(VNN)

Chỉ còn mươi ngày nữa là tới ngày bầu Quốc Hội tại Việt Nam. Sau hàng loạt mánh khóe qua 5 bước hiệp thương và 3 kỳ hội nghị tuyển chọn để loại ra những người không do đảng cử, CSVN đã đưa ra danh sách chính thức 880 ứng cử viên để bầu 500 đại biểu Quốc Hội khóa 12. Thiết tưởng cũng nên xem lại quá trình chuẩn bị cuộc bầu cử này để thấy rõ chủ đích của đảng CSVN trong cuộc bầu cử này.

Trên mặt lý thuyết thì trước bầu cử 105 ngày, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa 11 đã ấn định ngày bầu cử Quốc Hội khóa 12 là ngày 20/05/2007. Ngoại trừ thời gian 10 ngày đầu dùng để thành lập ban bầu cử từ trung ương đến địa phương, 95 ngày còn lại chỉ dùng để thiết lập danh sách những người được mệnh danh là "ứng cử viên". Danh sách này đã phải trải qua 3 kỳ hội nghị hiệp thương để gạn lọc, bao gồm tuyệt đại đa số là những người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương giới thiệu. Gọi cho đúng bản chất thì đây chính là những "đảng cử viên". CSVN rêu rao đổi mới trong kỳ bầu cử Quốc Hội lần này và đã cho phép công dân được tự mình ứng cử, không qua sự giới thiệu của bất cứ cơ quan nào của đảng và Nhà Nước. Theo báo chí thì lúc đâu, danh sách ứng cử viên có trên 1300 người, trong đó có 238 người tự ứng cử. Thực chất số người tự ứng cử đông hơn con số này, nhưng nhiều người đã bị áp lực của đảng và phải tút lui. Điển hình là ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên-Môi Trường và ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Thể Thao đã bị cấp ủy đảng trực tiếp ra lệnh rút lui.

Những người tự ứng cử mà đảng không thể áp lực được thì họ đã dùng cái trò gọi là "lấy ý kiến cử tri" tại nơi cư trú và tại cơ quan làm việc để loại khỏi danh sách ứng cử viên. Gọi là lấy ý kiến cử tri, nhưng thực chất là một loại tòa án nhân dân theo kiểu cải cách ruộng đất khi xưa. Cái trò này không được ghi trong luật pháp. Nó là cái trò do đảng CSVN bịa đặt ra để khống chế ứng cử viên không do đảng giới thiệu. Bản chất nó không là một tập thể cử tri đúng nghĩa. Nó bao gồm toàn tay chân, bộ hạ của đảng. Nếu ý kiến cử tri là lá phiếu thì cứ để cử tri bầu bằng lá phiếu của mình; cần gì cái trò xảo trá gọi là lấy ý kiến cử tri. Một trường hợp điển hình về vụ giàn dựng xảo trá của đảng trong trò hề này là trường hợp của ông Đỗ Viết Khoa, giáo viên ở Hà Tây, nổi tiếng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục. Tại nơi cư trú, ông đã được 76% phiếu tín nhiệm của đồng bào trong vùng. Nhưng về chính cơ quan ông làm việc thì ông đã được 0% phiếu tín nhiệm của 62 đồng nghiệp. Vấn đề nêu ra là, hoặc ông giáo Khoa là một người cực kỳ xấu xa, không đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc Hội, hai là toàn bộ 62 người trong cái trò hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi ông làm việc đều là bọn tham nhũng, đều là những tên ăn cắp đội lốt mô phạm. Nhưng dù sao thì thầy giáo Khoa cũng không có cơ hội trở thành đại biểu Quốc Hội khóa 12.

Cũng trong các trò xảo trá nhằm loại ứng cử viên, nếu đảng không áp lực được, hội nghị lấy ý kiến cử tri vẫn bỏ phiếu tín nhiệm thì CSVN còn một trò nữa là "thư tố cáo". Ứng cử viên nào có thư tố cáo thuộc loại "ghép án, gán tội" thì kể như là hết hy vọng. Vì theo lý thuyết phải giao cho cơ quan chức năng điều tra hư thực. Nếu người ta biết là không có cơ quan điều tra nào của CSVN là độc lập, vô tư; nếu người ta cũng biết là có nhiều vụ điều tra hàng chục năm chưa ra manh mối thì điều tra kiểu cộng sản chỉ là nõi diễu chơi. Trên nguyên tắc, những người bị thư tố cáo đều bị loại ra khỏi danh sách ứng cử viên.

Với ba loại đòn phép xảo trá trên đây, ở thời điểm 1 tháng trước ngày bầu cử, báo chí Nhà Nước cho biết, trong số 238 người tự ứng cử, có 38 người xin rút lui, 116 người có phiếu tín nhiệm dưới 50%, 3 người có đơn tố cáo... Những ứng "đảng cử viên" đều qua trót lọt. Như vậy sau 5 bước hiệp thương và 3 kỳ hội nghị tuyển chọn, danh sách chính thức gồm có 880 ứng cử viên, trong đó có 30 người tự ứng cử, tức 208 người bị loại. CSVN khoe có 143 người ngoài đảng, chiếm tỷ lệ gần 20%. Trước đó, CSVN đã ấn định tỷ lệ 10% ứng cử viên là người ngoài đảng. Nếu đem so sánh tỷ lệ 3 triệu đảng viên trên 83 triệu nhân dân Việt Nam ngoài đảng thì cái Quốc Hội với 10% người ngoài đảng không phải là cơ quan đại diện của nhân dân Việt Nam.

CSVN đã đầu tư nhiều nỗ lực, kể cả những mánh khóe điêu ngoa, xảo trá để dựng lên 11 khóa Quốc Hội từ năm 1945 đến nay, chứng tỏ họ rất cần có cái mã cộng hòa, dân chủ để lừa bịp nhân dân ta. Ngày nay, khi mở cửa và hội nhập với thế giới, họ còn cần có Quốc Hội nhiều hơn nữa để lừa bịp thế giới. CSVN giàn dựng để nhân dân bầu họ vào Quốc Hội. Nhưng đại đa số, tức là từ 70% đến 80% những người mệnh danh là đại biểu Quốc Hội sẽ không làm công việc đại diện dân trong Quốc Hội, bênh vực quyền lợi cho dân tại đơn vị của mình; mà sẽ bước sang giữ các chức vị bộ trưởng, lãnh đạo nắm quyền cai trị nhân dân.

Qua tìm hiểu âm mưu đen tối trên đây của đảng CSVN, nhân dân ta không thấy có nhu cầu bầu ra cái Quốc Hội mang tính lừa bịp và chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của thiểu số 3 triệu đảng viên đảng CSVN mà thôi. Bằng lá phiếu bất hợp tác với đảng, nhân dân ta hãy nói lên tiếng nói phản đối của mình.

Báo nước ngoài và cuộc bầu cử Quốc Hội ở Việt Nam

Báo nước ngoài và cuộc bầu cử Quốc Hội ở Việt Nam
(LÊN MẠNG Thứ tư 23, Tháng Năm 2007)


Trần Đức Tường
(VNN)

Có thể nói, cuộc bầu cử Quốc Hội tại Việt Nam ngày 20/5/2007 vừa qua đã được báo chí nước ngoài đặc biệt chú ý theo dõi. Các hãng thông tấn quốc tế đều có đưa tin và nhiều báo chí trên thế giới đã trích lại. Chính thông tấn xã CSVN, cũng đã khoe rằng:"Báo chí nước ngoài đưa tin đậm nét cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội Việt Nam" và đã nêu tên những hãng thông tấn này như ITAR-TASS của Nga, Reuters của Anh, AP của Mỹ và AFP của Pháp. Các phóng viên nước ngoài chú tâm theo dõi, chắc chắn không phải vì tỷ lệ cử tri đi bầu nhiều nơi lên đến 100%. Họ theo dõi vì nhiều lý do khác. Dân trong nước ít có người đọc được những bài báo nước ngoài mà chỉ biết những gì thông tấn xã Nhà Nước trích dẫn. Tất nhiên là Nhà Nước không trích dẫn hết những gì phóng viên nước ngoài viết về cuộc bầu cử Quốc Hội vừa qua. Hy vọng, nêu lên ở đây những điểm chính trong các bản tin nước ngoài sẽ làm rộng đường dư luận và giúp cho đồng bào ta khỏi bị thông tin một chiều.

Các hãng thông tấn nêu trên đều là những hãng tư nhân và không hề bị chi phối bởi chính phủ nước họ. Họ có phóng viên hoạt động trên tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Họ cũng không có ân oán gì với bất cứ một quốc gia nào. Chức năng của họ là thông tin khách quan và chính xác. Các chính phủ và nhất là giới làm kinh tế nhờ đó hiểu rõ tình hình địa phương hầu có kế hoạch phù hợp để đầu tư, kinh doanh. Họ chú trọng đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội tại Việt Nam lần này vì đây là cái Quốc Hội đầu tiên sau khi Việt Nam được gia nhập WTO. Qua những diễn tiến của cuộc bầu cử vừa qua, họ có thể có được những ý niệm về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Truyền thông nước ngoài có lập trường khác với lập trường tuyên truyền của Nhà Nước. Vì thế, nói họ đã "đưa tin đậm nét cuộc bầu cử QH Việt Nam" không có nghĩa là họ ca ngợi, tuyên truyền cho đảng và Nhà Nước CSVN.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam đã đánh giá "cuộc bầu cử tại Việt Nam là một chuyện không tự nhiên". Ông cho rằng: "Bầu cử Quốc Hội chỉ là cách động viên và tái xác định sự chính thống của chính quyền độc đảng tại Việt Nam". Sự kiện này đã được các hãng thông tấn nước ngoài đăng tải sau khi phân tích cách thức thiết lập danh sách ứng cử viên, cách thức loại bỏ những người tự ứng cử, không do Mặt Trận Tổ Quốc, cơ quan thống thuộc đảng CSVN giới thiệu. Đề cập đến tỷ lệ cử tri đi bầu trên 95%, họ đã trực tiếp phỏng vấn những người đi bầu cho cả gia đình mà không hề có một sự ủy quyền hợp pháp nào. Đây là hình ảnh của một sự gian lận trong bầu cử, vì nếu một người trong gia đình có thể bầu thay cho cả nhà thì cán bộ tại phòng phiếu cũng có thể bỏ phiếu cho những người không đi bầu và cũng không nhờ người bầu hộ. Một điều nữa mà báo chí nước ngoài đề cập là mặc dù "Việt Nam muốn có sự tham gia bầu cử của đông đảo quần chúng; nhưng đảng CSVN được đảm bảo chắc chắn sẽ chiếm ít là 90% số ghế trong Quốc Hội". Theo hãng thông tấn Reuters thì có đến "80% ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử lần đầu". Các hãng thông tấn đều ghi nhận là từ ít lâu nay, Quốc Hội không còn thuần túy chỉ là cơ quan thông qua các chỉ thị của đảng và hành pháp CSVN, mà đã có những phiên chất vấn hành pháp. Những chất vấn này đôi khi đã đặt hành pháp và đảng CSVN vào tình trạng bối rối. Phải chăng đảng CSVN muốn thay đổi 80% đại biểu cũ bằng người mới, ngoan ngoãn, dễ bảo và không gây khó khăn cho đảng CSVN? Bằng chứng là theo hãng thông tấn AFP, các ứng cử viên không ai có một "chương trình chính trị" rõ ràng một khi được đắc cử.

Nhận xét về những lời tuyên bố của giới lãnh đạo CSVN về một cuộc bầu cử dân chủ, báo chí nước ngoài cũng nhận thấy "Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam nói về dân chủ cũng giống như Trung Quốc nói về dân chủ tại cơ sở... Họ chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ đích thực...". Minh chứng cho nhận xét này, các hãng thông tấn đều nhắc lại đợt đàn áp những người cổ vũ dân chủ, nhân quyền vừa qua với những bản án nặng nề và độc đoán.

Đối với người dân Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc Hội vừa qua cũng chỉ là một trò hề. Lãnh đạo đảng CSVN đã định trước cấu trúc và các thành phần trong Quốc Hội. Đã có những người quyết liệt tẩy chay, không chịu đi bầu, mặc dù cán bộ Ủy Ban Bầu Cử tới tận nhà xua lùa. Họ cho rằng bầu hay không bầu thì kết quả cũng sẽ không thay đổi với những con số kỷ lục. Một số khác, vì sợ sẽ gặp khó khăn đối với chính quyền địa phương trong tương lai nên miễn cưỡng đi bầu và gom thẻ cử tri của cả nhà đi bầu cho yên chuyện. Một cử tri đã tâm sự với phóng viên Grant McCool của hãng Reuters rằng: "Mặc dù tất cả ứng cử viên cũng cùng một đảng, nhưng vẫn cần đi bầu vì những đại biểu trước đây không tốt".

Cuộc bầu cử Quốc Hội khóa XII được đặt dưới chiêu bài chống tham nhũng. Thực chất, Quốc Hội hoàn toàn do đảng CSVN khống chế. Tham nhũng xuất phát từ đảng CSVN, từ chế độ độc tài độc đảng. Liệu Quốc Hội có thể dẹp đảng, dẹp chế độ là hai đại nạn cho đất nước dân tộc này được không? Nếu không thì đừng nói tiêu diệt nạn tham nhũng.

Saturday, June 16, 2007

Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt

Thứ bảy, 16/6/2007, 10:08 GMT+7

Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt


Thí sinh bàn luận sau môn thi sử. Ảnh: Hoàng Hà
Có thí sinh trả lời: "Rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công, giặc bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc". Thậm chí, Lê Lợi cũng trở thành anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
> Bi hài bài thi tốt nghiệp môn lịch sử/ Những bài văn tốt nghiệp hài hước

Theo nhận xét chung của giáo viên, đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay dễ hơn những năm trước, thí sinh chỉ cần trình bày những kiến thức cơ bản, không yêu cầu phân tích, lí giải, một học sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được.

Tại Nghệ An, tỉ lệ bài thi đạt điểm trên trung bình không nhiều, số bài thi dưới điểm trung bình, kể cả điểm 0 khá phổ biến. Một túi bài thi (24 bài), tổng điểm chỉ đạt 40,5, trong đó chỉ duy nhất 1 bài đạt điểm 5; một túi bài thi khác, tổng điểm 49, không có bài nào đạt điểm trên trung bình.

Thậm chí có túi bài thi tổng điểm chỉ đạt 32, trung bình mỗi bài thi chưa đủ 1,5 điểm. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai từ ngữ, ngữ pháp, sự "nhầm lẫn" và nhận thức lệch lạc về lịch sử.

Có thí sinh dùng sai thuật ngữ và sai ngữ pháp: "Thông qua chính sách điều lệ vắn tắt, sinh hoạt vắn tắt", "kỷ cương vắn tắt" ... Một thí sinh khác lại viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1972".

Cũng câu hỏi về chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".

Có thí sinh có bài thi nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ: "...Đến ngày 30/4/1975, bộ đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ... ".

Khi nói về tội ác của Mỹ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mỹ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy".

Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thí sinh viết "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.

Ở câu 1, đề II, phần lịch sử Việt Nam, khi trình bày tình hình nước ta sau năm 1945, nhiều thí sinh viết: "...Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công thì Việt Nam dân chủ cộng hòa gặp khó khăn từ nhiều mặt...", "...quân Anh vào Việt Nam với danh nghĩa là giải tán quân Pháp... quân Tưởng tiến vào miền Nam Việt Nam..." , "...Tưởng là một tên Việt gian bán nước", "...sau Cách mạng Tháng Tám, các khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề...".

Ở phần thi lịch sử Thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại...".

Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo...".

Theo nhận định của nhiều giám khảo, môn Lịch sử là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm kém nhất và sẽ có nhiều trường tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ đạt mức dưới 50%.

(Theo Tiền Phong)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F72C6/
*
***
*

Thứ tư, 13/6/2007, 01:32 GMT+7

Bi hài bài thi tốt nghiệp môn lịch sử


Chấm thi môn Lịch sử tại Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong
Trong kỳ thi tốt nghiệp môn lịch sử, khi miêu tả cánh đồng Chum của đất nước Lào, một thí sinh đã miêu tả và gọi đó là cánh đồng... Chim. Học sinh này cho rằng, sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đó là khu du lịch, có nhiều chim...

Năm nay, gần 40% số bài thi tốt nghiệp môn Lịch sử ở Hà Nội đạt dưới trung bình. Chỉ có 61 % bài thi đạt trên trung bình, thấp hơn nhiều so với mọi năm có tới gần 90% bài trên trung bình.

Những năm trước thi cử thoải mái hơn nên thí sinh nhìn bài nhau hoặc chép nhầm lẫn, gây nhiều chuyện khôi hài. Năm nay nhìn chung thí sinh làm bài có trách nhiệm, bài làm đỡ ngô nghê hơn, nhưng vẫn không tránh khỏi các, lỗi cơ bản.

Lỗi thí sinh hay mắc phải là nhầm chiến dịch. Câu hỏi về diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 75, thí sinh say sưa miêu tả hoàn cảnh ra đời, diễn biến của trận... Điện Biên Phủ.

Nhầm địa danh là chuyện không hiếm gặp trong 40% các bài điểm kém. Có thí sinh chuyển Tây Nguyên ra miền Bắc và đặt vào vị trí của tỉnh Thái Nguyên và hồn nhiên miêu tả về chiến dịch... Thái Nguyên. Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng là địa danh của Lào nhưng thí sinh viết Xiêng Khoản, Xiên Khoảng và đặt vào một vị trí khác trên bản đồ.

Nhầm ngày tháng các sự kiện lịch sử là chuyện thường gặp. Ngày giải phóng Huế hay Đà Nẵng được các thí sinh vận dụng lịch một cách phóng khoáng nên đã đặt trải dài từ tháng 12 đến tháng 3, thậm chí nhầm cả năm xảy ra sự kiện.

Không ít thí sinh thiếu kiến thức, không làm được bài nên chỉ ghi mấy chữ hoặc ghi đề mục của bài hoặc chép câu hỏi rồi để đấy.

Một giám khảo chấm thi cho biết, đã từ lâu phụ huynh và học sinh đều coi lịch sử là môn học phụ. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Không có nhiều ngành để thí sinh lựa chọn, tỷ lệ thi khối C không nhiều, môn lịch sử năm thi, năm không thi... dẫn tới việc học sinh không học môn lịch sử hoặc học để đối phó thi cử.

Một giám khảo mạnh dạn đề nghị, trong khi chưa tìm được giải pháp hữu hiệu, tốt nhất là coi lịch sử là môn thi bắt buộc hàng năm bởi vì đó là môn học cần thiết cho mọi công dân của một quốc gia.

(Theo Tiền Phong)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F7099/
*
***
*
Thứ sáu, 8/6/2007, 09:06 GMT+7

Những bài văn tốt nghiệp hài hước


Có lẽ do “ngấm” chưởng nhiều quá một thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết...


Hội đồng chấm thi tại trường Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong
Bài thi tốt nghiệp THPT của học sinh Hà Nội dù khá so với mặt bằng của cả nước nhưng những lỗi mà học sinh mắc phải ngô nghê khiến giám khảo cười như mếu...

Lui Aragông là người Pháp nhưng học sinh cứ viết hồn nhiên rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp.

Có thí sinh hoặc nhầm Lui Aragông với Mácxim Goócki hoặc có thí sinh nêu tên tác giả là Lui Aragông nhưng toàn trích tác phẩm của Mácxim Goócki.

Dù đề thi đã nêu rõ: nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, có thí sinh sau khi đã lan man đủ điều về tác phẩm liền gán ngay Vợ nhặt cho nhà văn Nguyễn Tuân.

Một ví dụ khác, khi viết về tình huống độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt, có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng không phải là năm 1945 mà khẳng định đó là nạn đói năm 2000...

Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ “ông đò” để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng “lão” lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm.

Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ; hoặc: “bọn đá” gầm ghè; có thí sinh viết: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì.

Trong bài Việt Bắc có hình ảnh kẻ ở người đi phải là người chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc, có học sinh nhầm lẫn và phân tích đó là tình cảm của một cặp vợ chồng và cả bài chỉ đi phân tích nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi và sa đà vào việc miêu tả tình cảm riêng tư của 2 người.

Có thí sinh đã mạnh dạn thay đổi hẳn người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của Vợ nhặt. Thí sinh này viết: Trong văn học Việt Nam, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ. Ví dụ chuyện tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng).

Sai lỗi chính tả là điều không mấy ngạc nhiên hoặc các lỗi khác như: câu không có chủ ngữ, nhầm trạng ngữ thành chủ ngữ...

Lý giải những lỗi văn chương đã nói ở trên, một nữ giám khảo cho rằng học sinh đã nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội quá nên bị “lú” mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 không khó.

Một nguyên nhân khác là do các em tiếp cận với ngôn ngữ rút gọn nhiều trong ngôn ngữ đối đáp, trong chuyện tranh... khiến sự diễn đạt trong văn chương trở nên không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ.

Một giám khảo tâm sự: "Trong khi chấm bài, đôi lúc các thày cô giáo cũng đọc to những câu viết ngây ngô, hoặc những khám phá kỳ cục của của học sinh cho đỡ căng thẳng, nhưng đi liền sau đó cảm giác phiền lòng, là nỗi buồn hơn là vui".

(Theo Tiền Phong)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6E4A/
*
***
*
Thứ Sáu, 15/06/2007, 21:33

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007:

Những bài thi Lịch sử cười ra nước mắt

TPO - Theo thông tin từ nhiều Hội đồng thi, kết quả môn Lịch sử hết sức đáng buồn, nhiều bài làm của thí sinh đã bộc lộ những nhận thức về lịch sử lệch lạc đến tệ hại.

Mặc dù theo nhận xét chung của các giáo viên, đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay dễ hơn so với những năm trước, thí sinh chủ yếu chỉ cần trình bày những kiến thức cơ bản, không yêu cầu học sinh phân tích, lí giải. Như vậy một học sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được.

Đáp án của Bộ GD&ĐT cũng ngắn gọn, giản đơn. Trong hướng dẫn chấm thi của Bộ GD&ĐT nói rõ: "Thí sinh trả lời câu hỏi theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm".

Vậy mà tại Nghệ An, tỉ lệ bài thi đạt điểm trên trung bình vẫn không nhiều, còn số bài thi dưới điểm trung bình (kể cả điểm 0) lại khá phổ biến. Điển hình như túi bài thi có mã số HBS 1701-1724 (24 bài), tổng điểm chỉ đạt 40,5, trong đó chỉ duy nhất 1 bài đạt điểm 5, còn lại đều dưới điểm trung bình; túi bài thi mã số HNS 6801-6824 có 24 bài, tổng điểm 49, trong đó không có bài nào đạt điểm trên trung bình.

Thậm chí có túi bài thi 24 bài nhưng tổng điểm chỉ đạt 32, trung bình mỗi bài thi chưa đủ 1,5 điểm. Đặc biệt rất nhiều bài làm của thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai cả từ ngữ, ngữ pháp và tệ hại nhất là những sự "nhầm lẫn" và nhận thức lệch lạc về lịch sử.

Trong câu hỏi số 1, đề I, yêu cầu thí sinh trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng, bài thi có mã số phách HNS 3002 trả lời: "...Tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc... nêu cao khẩu hiệu "tất cả cho tuyền tuyến, tất cả cho nhân dân".

Khi nói đến sự thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập ĐCSVN, có thí sinh viết: "Trước tình hình đất nước bị bọn thực dân xâm lược, Đảng và Nhà nước ta quyết định thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam..." (HES 2521).

Có thí sinh đã dùng sai thuật ngữ và sai ngữ pháp như: "Thông qua chính sách điều lệ vắn tắt, sinh hoạt vắn tắt", "kỷ cương vắn tắt" (HNS 3001)... Một thí sinh khác lại viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari năm 1972".

Cũng câu hỏi trên, bài thi có mã số phách HNS 1420 trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ (...) đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".

Thí sinh có bài thi mang mã số phách HSS 6206 nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ: "...Đến ngày 30/4/1975, bộ đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ... ".

Khi nói về tội ác của Mỹ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mỹ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy" (HSS 6208).

Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, bài làm của thí sinh mang mã số HVS 4602 : "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.

Ở câu 1, đề II, phần lịch sử Việt Nam, khi trình bày tình hình nước ta sau năm 1945, nhiều thí sinh viết: "...Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công thì VNDCCH gặp khó khăn từ nhiều mặt..." (HAS 0604, 0606, 0608...), "...quân Anh vào Việt Nam với danh nghĩa là giải tán quân Pháp... quân Tưởng tiến vào miền Nam Việt Nam..." (HES 1209), "...Tưởng là một tên Việt gian bán nước", "...sau Cách mạng Tháng Tám, các khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề..." (HNS 1424).

Ở phần thi lịch sử Thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại..." (KBS 3208).

Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo..." (HNS 1420).

Còn rất nhiều bài thi có những sự nhầm lẫn và thể hiện những sự hiểu biết nông cạn của thí sinh mà chúng tôi không thể kể hết trong khuôn khổ một bài báo. Điều này cho thấy, khi thực hiện một kỳ thi nghiêm túc, những yếu kém về kiến thức lịch sử trong học sinh mới được bộc lộ. Qua đây có thể nhận ra một thực trạng đã đến mức "báo động đỏ" trong việc dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường hiện nay.

Theo nhận định của nhiều giám khảo, môn Lịch sử là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm kém nhất và với tình hình trên sẽ có nhiều trường tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ đạt mức dưới 50%.

Trung Thu - Hoàng Hảo


http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=87086&ChannelID=71

Friday, June 15, 2007

Tuyên Truyền Chống Nhà Nước: Quyền hay Tội ??

Tuyên Truyền Chống Nhà Nước: Quyền hay Tội ?

PHÚC TRÌNH VỀ VỤ ÁN LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ VÀ VỤ ÁN CÁC LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI VÀ LÊ THỊ CÔNG NHÂN
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG



Trong 30 năm, từ 1977 đến nay, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt giữ và giam cầm tất cả 4 lần:
- Năm 1977 Cha bị chính quyền bắt giữ 4 tháng “vì có những hành vi tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”.
- Từ 1983 đến 1992 Cha bị Tòa Thừa Thiên kết án và giam giữ 10 năm về tội “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia”.
- Ngày 19-10-2001, hơn 1 tháng sau vụ Đại Khủng Bố 11 Tháng 9, Đảng Cộng Sản Việt Nam lợi dụng thời cơ leo thang khủng bố và đã xử phạt Cha 15 năm tù về 2 tội “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia” và “vi phạm quyết định quản chế hành chánh”.
- Và ngày (30-03-2007), Cha lại bị kết án 8 năm tù về tội “Tuyên Truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.


6 tuần sau, ngày 11-05-2007 các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã bị kết án..... năm tù cũng về tội này.

Đây là những vụ đại hình nghiêm trọng về xâm phạm an ninh quốc gia mà hình phạt có thể đến 12 hay 20 năm tù. Vậy mà các bị cáo chỉ có một thời gian quá ngắn, (từ 5 tuần đến 10 tuần) để chuẩn bị sự biện hộ. Trong vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, bảng cáo trạng được thông tri cho các bị cáo ngày 3-5-2007. Và 8 ngày sau, ngày 11-5-2007 tòa bắt đầu xét xử. Đây là một sự tước đoạt trắng trợn quyền bào chữa của các bị cáo được có đủ thời gian và phương tiện liên lạc với luật sư để chuẩn bị sự biện hộ.

Lịch sử tư pháp Việt Nam cho biết, trong những vụ án chính trị, tòa án thường tuyên những bản án tiền chế theo chỉ thị của Đảng Cộng Sản.

Kể từ thập niên 1990, trong 6 bản án chính trị:
1) bản án ngày 29-11-1991 phạt Bác sĩ Nguyễn Đan Quế 20 năm tù về tội phản nghịch hay âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân;
2) bản án ngày 19-10-2001 phạt Linh Mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù về các tội phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia và vi phạm quyết định quản chế hành chánh;
3) bản án ngày 08-11-2002 phạt Luật Gia Lê Chí Quang 4 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước;
4) bản án ngày 20-12-2002 phạt cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn 12 năm tù về tội gián điệp;
5) bản án ngày 30-03-2007 phạt cha Lý 8 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước, và
6) bản án ngày 11-05-2007 phạt hai Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ........ năm tù cũng về tội này, có điểm tương đồng là tất cả 6 vụ án đều đã được xét xử vắn tắt trong mấy tiếng đồng hồ vào ngày thứ sáu cuối tuần. Mục đích để làm giảm thiểu phản ứng bất lợi của giới truyền thông, và làm nhạt chú tâm của quần chúng trong những ngày cuối tuần.

Tuyên truyền chống chế độ hay tuyên truyền chống nhà nước không cấu thành tội hình sự . Vì tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm. Cùng với quyền tự do lập hội và lập đảng, những quyền này đã được bảo vệ bởi các Điều 19 và 22 Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và bởi Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam. Do đó các bản án phạt Cha Lý và hai Luật Sư chỉ vì có những hành vi tuyên truyền chống nhà nước và thành lập các chính đảng đối lập đã hiển nhiên vi phạm hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế.


Về tội tuyên truyền chống chế độ, giữa thế kỷ 19, khi Các Mác công bố bản Tuyên Ngôân Cộng Sản kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên dùng võ trang lật đổ chế độ tư bản, ông ta cũng không bị Tòa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản chủ nghĩa.


Sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ 1989 tại Đông Âu, nhân loại văn minh đã vứt vào thùng rác lịch sử chế độ mệnh danh là xã hội chủ nghĩa. Cũng vì vậy Đảng CS Việt Nam đã giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88 mới).


Tuyên tuyền chống chế độ và tuyên truyền chống nhà nước là những tội danh giả tạo không tìm thấy trong các bộ hình luật của các quốc gia văn minh trên thế giới.
Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị “không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia” (cụ thể là những nguyên tắc và mục tiêu ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc ban hành).

Theo bản cáo trạng, các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà Nước chiếu Điều 88 Khoản 1 Điểm (a) và (c) Hình Luật. Các Luật Sư bị trách cứ đã có những hành vi phỉ báng chính quyền và chống Nhà Nước bằng tuyên truyền xuyên tạc, tàng trữ và phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước.


Điều 88 Khoản 1 Điểm (b) còn kết án tội “dùng chiến tranh tâm lý để tuyên truyền gây hoang mang trong nhân dân”. Đây là một tội lỗi thời, tàn tích của thời chiến tranh lạnh. Người Cộng Sản thường lầm lẫn luật pháp với chính trị. Họ đã sáng chế ra những tội trạng giả tạo phi- pháp- lý như phản động, phản cách mạng, địa chủ, cường hào ác bá, xét lại chống đảng, biệt kích văn nghệ v...v... Đối với họ, chính trị là thống soái và luật pháp là công cụ. Bộ Luật Hình Sự 1985 cũng xác nhận điều đó: “Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Hòa XHCNVN, luật hình sự là một công cụ sắc bén của Nhà Nước chuyên chính vô sản để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.


Trong chiều hướng đó Quốc Hội Cộng Sản đã ban hành những đạo luật hình sự quy định những tội trạng bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch với những yếu tố cấu thành tội trạng hết sức bao quát và mơ hồ, như các tội tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế, gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (phản nghịch ) v...v....


Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982, nên có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Công Ước này. Chiếu Điều 2 Công Ước, các quốc gia hội viên tham gia Công Ước này cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do ghi trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp và hiến pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết hay tham gia Công Ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc theo tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành. Trong trường hợp các quốc gia hội viên kết ước không quy định thành văn những quyền này trong luật pháp hay hiến pháp thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.


Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên kết ước không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong luật pháp quốc gia và công ước quốc tế để làm những hành vi nhằm phủ nhận và tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trên toàn cầu.


Tuyên truyền không phải là một tội hình sự, dù là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước. Đây chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền đối kháng, quyền tham gia chính quyền và quyền thay thế chính quyền bằng tự do tuyển cử chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết.


Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền minh thị thừa nhận quyền đối kháng trong Phần Mở Đầu: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền”.


Vì con người không phải là á thánh nên xã hội cần phải có chính quyền. Và vì nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền kiểm soát, đối kháng, chế tài và thay thế chính quyền. Nếu không có tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu, phê bình và chỉ trích thì không thể có dân chủ. Nếu người dân không được quyền tự do tuyển cử để tham gia chính quyền và thay thế chính quyền thì đảng cầm quyền sẽ hủ hóa thành độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực.
Như vậy, tuyên truyền lên án nhà nước độc tài tham nhũng, bất công hay bất lực là những hành vi chính trị cần thiết trong một chế độ dân chủ pháp trị. Nó không cấu thành tội hình sự như phỉ báng chính quyền hay chống đối nhà nước. Tại các quốc gia dân chủ, tòa án độc lập không kết án những hành vi tuyên truyền cho chủ thuyết cộng sản. Tòa cho đó chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu để cổ võ một lý thuyết chủ nghĩa về mặt trừu tượng (abstract doctrine). Chỉ khi nào có sự tổ chức lật đổ chính quyền bằng tập hợp võ trang, và thực sự có việc khởi sự hành động võ trang gây nguy hiểm rõ rệt và trước mắt cho an ninh quốc gia, thì đương sự mới bị truy tố ra tòa, không phải về tội giả tạo tuyên truyền chống nhà nước, mà về tội phản nghịch.


Theo luật pháp phổ thông, người dân có quyền truyền bá các kiến thức nhân quyền cho quảng đại quần chúng. Đồng thời Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải bảo vệ, đề xướng và thực thi nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người trong nước được thực sự hưởng dụng những quyền tự do này. Đó cũng là mục tiêu truyền bá nhân quyền và loại trừ hữu hiệu các vi phạm nhân quyền do Liên Hiệp Quốc chủ trương.


Do đó, tổ chức các khóa học tập và thảo luận về những vấn đề nhân quyền cho các sinh viên (ở đây là các sinh viên Trường Cao Đẳng về Truyền Thông, Phát Thanh và Truyền Hình), cũng như cho các cộng tác viên (ở đây là các nhân viên Văn Phòng Luật Sư), không cấu thành tội tuyên truyền chống nhà nước.


Tại các quốc gia dân chủ lấy Luật Quốc Tế Nhân Quyền làm kim chỉ nam, tòa án không truy tố người dân về những tội tuyên truyền chính trị, dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước.

Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
Trong ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
(Tháng 5-2007)

Trí thức Việt Nam dưới chế độ cộng sản

Trí thức Việt Nam dưới chế độ cộng sản

Việt Thường


“Người dân ở khu Hòa-bình – trung tâm thành phố Đà-lạt rất đỗi quen thân với hình ảnh một ông già ngoài bảy mươi, vóc người cao lớn, mái tóc bạc phơ cắt ngắn và cặp mắt sáng đầy ưu tư, ngày ngày vào một giờ nhất định thường chống can dạo bước trên hè phố. Ông bước cà nhắc từng bước khó nhọc, bởi một bên chân bị bệnh tê liệt cách đây hơn mười năm…” Đó là những giòng mở đầu một bài báo của Bùi minh Quốc, người con rể của cụ Dương quảng Hàm, đã bị khai trừ khỏi đảng cộng sản từ tháng 6-1989 vì là một nhà thơ “dám nói thật”.

Ông già bước cà nhắc đó là một nhà khoa học lớn của miền Nam Việt Nam trước đây: Nhà ngôn ngữ học kiêm dân tộc học Nguyễn bạt Tụy. Ngay từ năm 1949, ông đã nổi tiếng trong và ngoài nước khi cho in cuốn sách đầu tay mang tựa đề “Chữ và vần Việt khoa học” (năm 1959 tăng bổ thành cuốn “Ngôn ngữ học Việt Nam” – NXB Ngôn Ngữ) và một số bài báo khác.

Sau khi cộng sản Việt Nam hoàn tất việc tiếm quyền thống trị cả nước, tối ngày 4/7/1975, một phái đoàn khoa học xã hội gồm những nhà ngôn ngữ học và khảo cổ học Hà-nội đã đến thăm ông Nguyễn bạt Tụy tại Đà-lạt, sơ bộ hỏi về những công trình nghiên cứu của ông. Và, mười hai ngày sau, 16/7/1975, ông “hồ hởi, phấn khởi” viết một bức thư gửi cho Tố Hữu, lúc bấy giờ là ủy viên của bộ chính trị kiêm bí thư trung ương cộng đảng, phụ trách trưởng ban tuyên huấn trung ương, xin được giúp đỡ về hành chính, tài chính và phương tiện để đi nghiên cứu khắp nơi trên đất nước, nhất là những nơi trên miền Bắc – kèm theo bức thư ông cũng gửi cho Tố Hữu bản kê, các công trình đã và đang làm, dài gần kín 12 trang đánh máy dòng sít. ở đây chỉ tạm kê một số như:

1) Dân và ngữ ở đất Giao (hay Việt Nam), dài hơn 500 trang, công trình mười năm của tác giả với những chi tiết văn hóa vật chất và tinh thần cùng những đặc điểm về ngôn ngữ với nhiều bản đồ và hình ảnh;

2) Khảo về dân Việt ở Hoa-nam và Dân ta không phải là Việt, hai quyển đầu trong loại “tìm về nguồn”, chứa đựng những bằng chứng về sử học, nhân chủng học, cổ cốt học, dân tộc học, ngôn ngữ học, cho thấy rằng dân Việt thật sự là ai? ở đâu?

3) Phonologie Vietnamienne (ngữ âm học Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, dày 500 trang); cuốn này có bản sao chụp do ông Nguyễn đình Hòa đã làm, còn để ở Viện Việt Học bên Mỹ;

4) Les voyelles Vietnamiennes, études synchroniques et dichroniques, viết bằng tiếng Pháp, năm 1960, và cũng để ở bên Pháp;

5) NOA recherches linguistiques en Giaolande (ou Vietnam), viết bằng tiếng Pháp, trình bày những biến chuyển tư tưởng của tác giả qua hơn hai mươi năm suy tư về ngôn ngữ, trong mọi ngành ngữ âm, ngữ nghĩa, văn phạm, văn phong, nhất là sự phát minh ra “thuyết độ tiếp xúc” (théorie du degré de contact) mà tác giả tin rằng sẽ làm đảo lộn tất cả các thuyết ngôn ngữ trên thế giới và chứng tỏ giá trị bấp bênh của mọi công trình nghiên cứu trước đây.

Ông Nguyễn bạt Tụy cũng còn định viết những tác phẩm bằng tiếng Anh cho dễ phổ biến, chủ yếu là cuốn “New Principles of Phonogy” (Những nguyên lý mới của ngữ âm học) nhằm chống lại Trubetzkoy, tác giả cuốn sách nổi tiếng mang tựa đề là “Principes de Phonologie”.

Những công trình nghiên cứu của ông Nguyễn bạt Tụy vừa lớn vừa phong phú. Đó là tài sản trí tuệ quý báu của dân tộc Việt Nam cũng như của thế giới. Thế nhưng lá thư của ông gửi cho Tố Hữu đến nay đã mười bảy (17) năm mà vẫn không có hồi âm. Ông đã gõ đúng cửa, bởi Tố Hữu là giới chức chóp bu của cộng sản Việt Nam được công khai là người chịu trách nhiệm lãnh đạo nền khoa học xã hội, văn học và nghệ thuật. Trong bộ máy hành pháp, Tố Hữu còn giữ chức phó thủ tướng thứ nhất, phụ trách thường trực Hội đồng chính phủ và đến nay còn giữ chức tổng thư ký ủy ban chiến lược của đảng (cộng sản).

Ông Nguyễn bạt Tụy không phải là người đầu tiên bị giới chức cộng sản cầm quyền đóng chặt cánh cửa đường vào khoa học. Trước ông, đã có hằng hà sa số trí thức bị ngược đãi hoặc bị thủ tiêu.

Ngay từ những năm 1945-46, cộng sản Việt Nam đã cho giết hầu hết các sinh viên ngành y, ngành luật, tạm thời rời mái trường đại học để học lớp quân chính do Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức ở Yên-bái (Bắc Việt Nam). Năm 1949, người trí thức đầu tiên bị cộng sản thủ tiêu là bác sỹ Thinh, giám đốc quân y viện liên khu X. Từ cuối năm 1951, tập thể trí thức sống dưới sự cai trị của nhà cầm quyền Hồ chí Minh phải chịu những đòn tẩy não đầu tiên trong các đợt gọi là “chỉnh huấn” mà nội dung chính là trấn áp về tư tưởng, khiến trí thức phải thừa nhận là “tầng lớp công dân dễ giao động, chịu ơn huệ của thực dân, có nhiều gắn bó với địa chủ, phong kiến hoặc tư sản (mại bản)” cho nên cần thiết phải được “cải tạo lại bằng lao động chân tay về hành động và phải tuyệt đối đầu hàng giai cấp vô sản (tức đảng), tuyệt đối phục vụ trung thành sự nghiệp của giai cấp vô sản (tức đảng cộng sản)”.

Hầu hết trí thức Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn nên đã bỏ cuộc sống đầy tiện nghi vật chất đi theo chính phủ Liên hiệp Kháng chiến chống thực dân Pháp, hệt như nhân dân Việt Nam lúc đó, tự tay đốt phá nhà mình thực hiện khẩu hiệu “tiêu thổ kháng chiến”. Toàn dân Việt Nam, trong đó có tầng lớp trí thức, chưa bao giờ có thực tế lịch sử làm kinh nghiệm nên không lường được sử phản bội, trí trá của giới chức cộng sản.

Cho đến nay, không ít người, cả Việt Nam lẫn nước ngoài, còn có nhận thức rằng những sai lầm của cộng sản ở Việt Nam, trong đó có chính sách đối với trí thức, là do sai phạm của cá nhân lãnh đạo của hoặc Trường Chinh hoặc Lê Duẩn. Cách nhìn mà những người đó coi là “khách quan” chính là vốn hiểu biết nghèo nàn về cuộc sống thực tế của thân phận người dân (loại có trăn trở) dưới ách thống trị của nhà cầm quyền cộng sản.

Dưới chế độ cộng sản, trí thức là mục tiêu hàng đầu bị đàn áp, thường xuyên bị khủng bố và bị hạ nhục. Một số trí thức nào đó được sử dụng và đã được thuần hóa nhưng vẫn bị nghi kỵ nên thường xuyên bị giám sát tư tưởng và hầu hết bị “quản thúc” cho đến chết theo cách “rất đặc thù” của thế giới cộng sản. Cách đối xử với trí thức là đường lối cố hữu của nhà cầm quyền cộng sản từ Xô-viết Nghệ-tĩnh (1930-31) với khẩu hiệu:

“Trí, phú, địa, hào

Đào tận gốc, trốc tận rễ”.

Sau này, Hồ chí Minh láu cá hơn nhóm Nguyễn phong Sắc, lãnh đạo của Xô-viết Nghệ-tĩnh, không nói huỵch toẹt nôm na như vậy mà dùng những uyển ngữ bọc đường là: cách mạng văn hóa và tư tưởng (trí) với các phong trào “chỉnh huấn mùa xuân” và “trăm hoa đua nở”; cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh (phú); cải cách ruộng đất (địa), và chấn chỉnh tổ chức (hào). Và, quả rằng với sự lãnh đạo của giới chức cầm quyền cộng sản mở đầu bằng Hồ chí Minh, cho đến nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn thực thi đường lối nhất quán đó và đã thành công trong việc “đào tận gốc, trốc tận rễ” các giai tầng trí, phú, địa, hào của xã hội Việt Nam, ở phiá Bắc từ thập niên 1950 trở đi và ở miền Nam từ sau tháng 4-1975 đến nay. Ngay trong đảng viên, ngoại trừ một số rất ít được cho một chỗ đứng nào đó, còn phần lớn không có quyền lực thực sự. Họ chỉ là những viên chức được tin cậy hơn trong phần chuyên môn nhằm giúp lãnh đạo kiểm tra công việc chuyên môn chứ không phải để vạch ra đường lối, chính sách. Trong nhiều trường hợp họ được dùng theo kiểu đối phó với xu thế của thời đại nhằm tô điểm cho bộ mặt chế độ cộng sản cái hình thức bên ngoài mà thôi.

Trong “chính phủ” Hồ chí Minh, có một số trí thức tham chính như tiến sỹ văn chương Nguyễn văn Huyên, bộ trưởng bộ giáo dục; Kỹ sư Trần đăng Khoa, bộ trưởng giao thông và bưu điện; luật sư Phan Anh, bộ trưởng bộ ngoại thương; giáo sư Hoàng minh Giám, bộ trưởng bộ văn hóa; bác sỹ Phạm ngọc Thạch, bộ trưởng y tế; giáo sư Tạ quang Bửu, chủ nhiệm ủy ban khoa học và trung học chuyên nghiệp; ông Phạm ngọc Thuần, chủ nhiệm ủy ban văn hóa đối ngoại; kỹ sư Nghiêm xuân Yêm, bộ trưỏng bộ nông nghiệp; kỹ sư Kha vạng Cân, bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ; luật sư Vũ đình Hòe, bộ trưởng bộ tư pháp; luật gia Phạm văn Bạch, chánh án tòa án tối cao; giáo sư thạc sỹ Hồ đắc Dzi, giám đốc trường đại học y khoa Hà-nội; luật sư Nguyễn mạnh Tường, chủ tịch hội luật gia Việt Nam; giáo sư bác sỹ Trần hữu Tước, giám đốc bệnh việc Bạch-mai (bênh viện đầu ngành y của Bắc Việt Nam).

Rõ ràng danh chính ngôn thuận là có chức vụ đấy, nhưng số phận của những trí thức tham chính với cộng sản ra sao?

- Tiến sỹ bộ trưởng Nguyễn văn Huyên viết báo cáo, đọc diễn văn hoặc tham luận ở bất cứ nơi nào cũng đều do người từ ban tổ chức trung ương cộng sản đưa về “làm thư ký riêng” cho bộ trưởng soạn hộ. Đã thế, tất cả còn phải được một trong các phó của ông ta duyệt trước, đó là Hà huy Giáp, ủy viên trung ương đảng cộng, bí thư đảng đoàn cộng sản bộ giáo dục (sau Lê Liêm thay thế); Võ thuần Nho, thứ trưởng, ủy viên đảng đoàn (em ruột tướng Võ nguyên Giáp) và Hồ Trúc, thứ trưởng, ủy viên đảng đoàn. Ông tiến sỹ Nguyễn văn Huyên chấp nhận thân phận bù nhìn ngồi trên ghế bộ trưởng giáo dục. Lê Liêm, là dự khuyết trung ương cộng sản, vướng vào vụ “xét lại” nên bị thuyên chuyển từ bộ văn hóa về giáo dục và tuy là bí thư đảng đoàn nhưng quyền lực lại thuộc về Võ thuần Nho, xuất thân từ một giáo viên tiểu học, đã bê bối trong vụ sửa lại học bạ cho con trai để đi học nước ngoài. Hồ Trúc, học vấn lèm nhèm, nguyên là ủy viên ban bí thư đoàn thanh niên lao động (tức cộng sản). Người ta biết đến Hồ Trúc nhờ câu chuyện tiếp phái đoàn văn hóa giáo dục của Pháp, trong bữa tiệc tiếp tân, Hồ Trúc đã gắp món ăn nộm sứa (món ăn độc đáo của Bắc Việt Nam) cho lên mồm cắn một miếng rồi thản nhiên bỏ chỗ thừa vào đĩa thức ăn chung và hỉ hả nói với khách “ngon lắm, ngon lắm!” Cho nên dân Hà-nội có câu về bộ giáo dục như sau:

“Buồn thay Huyên cỗi, Nho già

Phất phơ khóm Trúc, la đà cành Lê!” (tức Lê Liêm)

- Kỹ sư Trần đăng Khoa tuy là bộ trưởng giao thông và bưu điện nhưng mọi quyền quyết định do các thứ trưởng của ông ta là Nguyễn hữu Mai, ủy viên dự khuyết trung ương kiêm bí thư đảng đoàn và thứ trưởng Hồng xích Tâm, ủy viên đảng đoàn xuất thân từ một phu xe kéo (pouse-pouse). Cái ông thứ trưởng Hồng xích Tâm này đã can tội cưỡng dâm cô y tá trẻ ở bệnh viện Việt-Xô khi đi nằm dưỡng bệnh. Khi thứ trưởng Nguyễn hữu Mai đi vắng, bộ trưởng Trần đăng Khoa vẫn phải vào tận giường bệnh của Hồng xích Tâm để “xin chỉ thị”. Trong bộ giao thông và bưu điện của kỹ sư Trần đăng Khoa cũng còn một trường hợp nữa, đó là kỹ sư Ngô huy Văn, ủy viên dự khuyết trung ương đảng Xã hội Việt Nam, tổng cục phó kiêm cục trưởng cục điện chính của tổng cục bưu điện, khi học chính trị ở cơ quan, bị xếp học chung lớp với lao công (quét rác và làm vệ sinh nhà cầu) và lái xe (tài xế ô-tô). Tuy không được quyết định cái gì dù nhỏ hay lớn, nhưng trong vụ vỡ đê Mai-lâm (đường cống), kỹ sư Trần đăng Khoa vẫn phải giơ đầu (dù là bù nhìn) chịu báng và bị huyền chức. Do chịu im lặng nhận cái tội không phải của mình nên sau ít lâu, kỹ sư Trần đăng Khoa được cho làm phó tổng thư ký đảng Dân chủ Việt Nam kiêm giữ chức phó chủ tịch quốc hội. Tuy giữ những chức vụ nghe thì có tiếng đấy, nhưng nhất cử nhất động đều phải xin chỉ thị của đại diện của đảng cộng sản nằm trong trung ương của đảng Dân chủ, lúc đầu là Phạm Hồng. Khi Phạm Hồng sang giữ chức phó chủ nhiệm ủy ban văn hóa đối ngoại thì có Nguyễn việt Nam thay thế. Sau tháng 4-1975, Nguyễn việt Nam vào Nam giữ chức chủ tịch hội đồng nhân dân Sài-gòn thì lại phải bẩm báo với Phạm tuấn Khánh, tổng cục phó tổng cục thông tin.

- Kỹ sư Nghiêm xuân Yêm, bộ trưởng bộ nông nghiệp, đồng thời sau khi nhóm lãnh đạo “bất kham” của đảng Dân chủ là tổng thư ký Dương đức Hiền, các ủy viên trung ương Hoàng văn Đức và Đỗ đức Dục (còn là thứ trưởng bộ văn hóa) bị thanh trừng, đã được cho giữ chức tổng thư ký đảng Dân chủ thay Dương đức Hiền. Về công tác của đảng Dân chủ, kỹ sư Nghiêm xuân Yêm cũng phải xin chỉ thị của Phạm Hồng, Nguyễn việt Nam, Phạm tuấn Khánh như kỹ sư Trần đăng Khoa. Còn về chuyên môn nông nghiệp thì dù là kỹ sư nông nghiệp nhưng vẫn phải xin ý kiến về mọi mặt của Hoàng Anh, bí thư trung ương cộng đảng kiêm phó thủ tướng chính phủ. Nhân vật này xuất thân là dân nghèo thành thị, nghĩa là chẳng biết nghề nông cũng chẳng biết gì về công, thương hay thủ công nghiệp. Cho nên mới có chuyện bí thư trung ương cộng đảng kiêm phó thủ tướng Hoàng Anh đã triệu tập một cuộc họp toàn quốc (tức miền Bắc Việt Nam) về nông và lâm nghiệp, có đủ mặt chức sắc các tỉnh, khu, các nhà khoa bảng về nông lâm học và đương nhiên có mặt cả kỹ sư nông nghiệp Bộ trưởng nông nghiệp Nghiêm xuân Yêm. Hoàn Anh phổ biến “sáng kiến vĩ đại” của hắn ta là phủ kín các đồi núi hoang hóa vùng Tây Bắc và Việt Bắc bằng cách trồng chuối. Bực mình vì sự ngu xuẩn về kiến thức đó của Hoàng Anh mà học sinh cấp 2 phổ thông cũng hiểu được, tiến sỹ lâm học Thái văn Trừng (tác giả cuốn sách nổi tiếng: “Về hệ thảm thực vật ở Việt Nam) đã phát biểu ý kiến rằng cấu tạo bộ rễ của cây chuối không cho nó sống được trên đồi trọc ở Tây Bắc và Việt Bắc. Tất nhiên là kỹ sư nông nghiệp Nghiêm xuân Yêm, giữ thái độ yên lặng, có nghĩa là tuân lệnh của Hoàng Anh. Vì thế, Hoàng Anh đã nổi giận chỉ tay vào mặt tiến sỹ Thái văn Trừng mắng ở giữa hội nghị, đại ý: “Anh tưởng anh là ai mà làm nguội nhiệt huyết cách mạng dám làm, dám nghĩ của đảng, của giai cấp vô sản. Chỉ có đảng lãnh đạo thì cái gì cũng có thể làm được. Trí thức các anh chỉ là lũ hoang mang, giao động trước các trào lưu cách mạng…” Và, sau hội nghị (phản khoa học) đó, các tỉnh, các ngành, các giới được lệnh huy động tiền, dân công đi trồng chuối ở các đồi trọc vùng Tây Bắc và Việt Bắc. Không kể tiền quyên góp bằng cách cưỡng bức, không kể biết bao dân công được huy động đi sưu, làm không công, cũng như cán bộ, công nhân viên và bộ đội, ngân sách nhà nước phải chi tiêu hàng trăm triệu vào cái “sáng kiến quái gỡ” đó của Hoàng Anh. Kết quả là chỉ sau 3 ngày đêm, toàn bộ chuối được trồng chết hết. (Cần lưu ý: lương một bác sỹ y khoa mới ra trường là 48 đồng một tháng, sau 2 năm thâm niên mới được 60 đồng/tháng). Tiến sỹ Thái văn Trừng chẳng được một lời xin lỗi. Còn Hoàng Anh, vẫn cứ là bí thư trung ương đảng kiêm phó thủ tướng, thôi làm công tác nông nghiệp mà sang kiêm nhiệm bộ trưởng bộ tài chính! Và, kỹ sư Nghiêm xuân Yêm, do đã được thuần hóa, biết tôn trọng “ý kiến ngu xuẩn” của đảng nên được thăng lên chức bộ trưởng phụ trách khoa học và kỹ thuật nông nghiệp!!!

- Luật sư Phan Anh tuy là bộ trưởng ngoại thương, nhưng mọi việc đều phải xin ý kiến của hai thứ trưởng của mình là Lý Ban, ủy viên dự khuyết trung ương, bí thư đảng đoàn bộ ngoại thương, và Nguyễn văn Đào, ủy viên đảng đoàn bộ ngoại thương.

- ở ủy ban văn hóa đối ngoại tuy chủ nhiệm là học giả Phạm ngọc Thuần (anh của nhân vật cộng sản nằm vùng ở miền Nam là đại tá Phạm ngọc Thảo), lại có bác sỹ Nguyễn khắc Viện phụ trách tập san études Vietnamiennes và tuần báo Courriers du Vietnam, nhưng cả hai trí thức này đều phải bẩm báo với Phạm Hồng là bí thư đảng đoàn ủy ban. Nhân vật này khó khăn lắm mới học xong lớp 4 bổ túc văn hóa, không thèm biết một thứ ngoại ngữ nào, nếu có tự viết báo cáo, chỉ thị thì theo kiểu: “run tay thì phẩy, mỏi tay thì chấm và phải suy nghĩ thì xuống hàng.”


- Giáo sư Hoàng minh Giám, mà trong sách của Jean Sainteny cũng như của các người nước ngoài, đánh giá là nhân vật cứng rắn, năng nổ, môn đồ thân cận của Hồ chí Minh, là phó tổng chư ký đảng Xã hội Việt Nam. Trong chính phủ Liên hiệp của những năm 45-46, đúng là giáo sư Hoàng minh Chính được Hồ chí Minh tận lực lợi dụng. Nhưng khi đã nắm được trọn vẹn binh quyền bằng lừa đảo, lật lọng, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cho giáo sư Hoàng Minh Giám giữ ghế bộ trưởng văn hóa chỉ để làm cái mồi câu. Mọi quyền lực thực sự nằm trong tay bộ ba thứ trưởng văn hóa là: thiếu tướng Lê Liêm (từng là chủ nhiệm tổng cục chính trị bên quân đội trước đại tướng Nguyễn chí Thanh) ủy viên dự khuyết trung ương, bí thư đảng đoàn (sau chuyển qua bộ giáo dục và Hà huy Giáp ở bộ giáo dục về thay vào chức vụ này); Nguyễn đức Quỳ, thường trực đảng đoàn, và Mai Vi, ủy viên đảng đoàn, xuất thân là trưởng ty công an tỉnh Yên-bái. Sau tháng 4-1975, giáo sư Nguyễn văn Hiếu giữ chức bộ trưởng văn hóa nhưng thực quyền trong tay trung tướng Trần Độ, ủy viên trung ương đảng, thứ trưởng văn hóa, trưởng ban cán sự đảng (một dạng thức của đảng đoàn cộng sản ở cấp ủy ban, bộ và cơ quan ngang bộ).

- Kỹ sư Kha vạng Cân tuy được là bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ, nhưng quyền hành hoàn toàn trong tay viên thứ trưởng Ngô minh Loan, ủy viên trung ương dự khuyết, bí thư đảng đoàn, xuất thân từ bên quân đội với cấp bậc thiếu tướng. Có một thời kỳ là thứ trưởng bộ công an và là người trong những năm 1945-46 đã chỉ đạo cho quân Việt Minh (cộng sản) đánh tỉnh lỵ Yên-bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng quản lý, đã lừa đảo trong vụ gọi là liên hiệp ở Yên-bái với Việt Nam QDĐ, họp mặt với tư lệnh quân sự của Việt Nam QDĐ ở Yên-bái là ông Nguyễn văn Vĩnh, đập cốc ăn thề ở bungalow tỉnh lỵ lúc chiều thì đến đêm lén đánh úp khiến ông Vĩnh phải tự tử không chịu đầu hàng. Hầu hết lực lượng quân sự của Việt Nam QDĐ ở Yên-bái bị Ngô minh Loan cho giết hết kể cả trường sĩ quan lục quân, một số ít chạy thoát lên Lao-cai nhập với tư lệnh Triệu việt Hưng (của VNQDĐ).


- Trong bộ y tế, bác sỹ Phạm ngọc Thạch, một đảng viên lâu năm, tuy giữ ghế bộ trưởng nhưng bị kèm cặp bởi ủy viên dự khuyết trung ương Đinh thị Cẩn, bí thư đảng đoàn kiêm thứ trưởng thứ nhất bộ y tế. Mụ này trình độ văn hóa mới đến lớp 4, nhưng vì đã từng là cấp dưỡng (đầu bếp riêng) của Hồ chí Minh nên văn hóa kém như vậy vẫn được ngồi trên đầu tất cả các giáo sư, bác sỹ v.v… của ngành y. Cùng chia quyền với Đinh thị Cẩn để o ép bác sỹ bộ trưởng y tế còn có thứ trưởng Hoàng đình Cầu, ủy viên đảng đoàn, xuât thân từ y tá bên quân đội, được đi học đại học y khoa về ngành “phong trào” (nghĩa là tổ chức hệ thống y tế). Nhục nhã vì bị “kẻ ít học” không chế nên bác sỹ Phạm ngọc Thạch xin phép Hồ chí Minh đi Nam công tác (tức đi B). Truyện hậu đài lộ rằng khi chia tay từ biệt bác sỹ Thạch, Hồ chí Minh đã khóc (?). Và, ít lâu sau thì có tin bác sỹ Phạm ngọc Thạch bị chết vì bom B52 của Mỹ. Còn tin lan truyền trong số miền Nam (không có khu 5) tập kết thì bác sỹ Thạch bị bắn từ sau ót có lẽ vì “họ” (giới lãnh đạo cộng sản) sợ bác sỹ Thạch “dinh tê” vào Sài-gòn. Lễ truy điệu bác sỹ Thạch được phe miền Nam tổ chức rầm rộ. Tượng bán thân của bác sỹ Thạch được đắp to như tượng Hồ chí Minh. Cánh miền Nam phẫn uất cho rằng “lỗi” là do Đinh thị Cẩn. Cuối cùng một nhân nhượng với phe miền Nam tập kết rất là “đặc thù cộng sản”: bộ y tế được chia thành hai (cả nhân sự lẫn cơ sở vật chất). Một nửa vẫn là bộ y tế, nửa còn lại nâng lên cấp ủy ban (cao hơn bộ) gọi là ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đích thân Phạm văn Đồng, thủ tướng kiêm nhiệm chức chủ nhiệm ủy ban và Đinh thị Cẩn là phó chủ nhiệm ủy ban phụ trách thường trực!

Cũng trong cái ngành y này, giáo sư thạc sỹ y khoa Hồ đắc Dzi được giữ chức giám đốc trường đại học Hà-nội, nhưng trong một cuộc họp, ông đã uất ức nói lên một câu nổi tiếng để tóm tắt thân phận trí thức dưới chế độ cộng sản: “Tôi là chính quyền (giám đốc) nhưng quyền chính ở trong tay anh Chữ!” (Nguyễn xuân Chữ, không có bằng cấp gì, giữ chức bí thư đảng ủy trường đại học y khoa Hà-nội).

ở bệnh viện Bạch-mai, bệnh viện đầu ngành y của cả miền Bắc Việt Nam, giáo sư bác sỹ Trần hữu Tước, là một chuyên gia nổi tiếng về khoa tai, mũi, họng ở Pháp, khi theo về với nhà cầm quyền Hồ chí Minh, đã được phong danh hiệu “anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa”, là đại biểu quốc hội, giữ chức giám đốc bệnh viện. Ngoài ra còn nhiều giáo sư, bác sỹ nổi tiếng trong và ngoài nước như giáo sư Đặng văn Chung, giáo sư Đặng vũ Hỷ v.v… Nhưng tất cả đều theo lệnh của phó giám đốc phụ trách tổ chức, hành chính kiêm bí thư đảng ủy, tên là Quyết, một người không thèm học để có một loại bằng cấp gì. Điều trái khuấy và trong bất kể một ca khẩu thuật thành công nào khi báo, đài đưa tin phải theo công thức: “Do quyết tâm của đảng ủy và được sự động viên ân cần, xít xao nên tập thể bác sỹ, y tá đã thành công trong ca mổ…” Như thế có nghĩa là đảng quyết định còn tài năng kiến thức cá nhân của người trí thức đã bị phủ nhận trong cái khái niệm “tập thể” vừa mơ hồ vừa bao la.

Ngay ở Sài-gòn mới đây, trong vụ mổ ca song sinh dính nhau ở bệnh viện Việt-Đức, bác sỹ Trần đông A (bác sỹ cũ của chế độ Sài-gòn) đã thực hiện xuất sắc việc phẩu thuật, nhưng vẫn bị coi là không đủ tiêu chuẩn nhận danh hiệu “thầy thuốc nhân dân”!

Những trí thức dám nói dù chỉ một phần sự thật đều bị đàn áp thẳng tay như chủ tịch hội luật gia Nguyễn mạnh Tường, bộ trưởng tư pháp Vũ đình Hòe, thứ trưởng văn hóa Đỗ đức Dục bị huyền chức. Giáo sư Trương Tửu phải đi làm nghề châm cứu; giáo sư thạc sỹ triết học Trần đức Thảo bị đưa đi chăn bò ở nông trường Ba-vì để cải tạo tư tưởng; giáo sư tiến sỹ toán lý Vũ như Canh không được dùng; các học giả Đào duy Anh, Cao xuân Huy không được một sự giúp đỡ nào. Số văn nghệ sỹ, sinh viên… trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm bị cải tạo lao động, bị hạ nhục như nhà thơ Lê Đạt phải làm nghề dán bao bì, buôn giấy báo cũ ở phố Lãn Ông; Hoàng Cầm bị tù đi tù lại; Hữu Loan phải làm nghề xe thồ ở Thanh-hóa; Trần Dần ngồi bán mấy cuốn sách cũ ở túp lều đầu phố Khâm-thiên (Hà-nội); Nguyễn Bính chết héo hon ở nơi bị quản thúc (Nam-định); nhạc sỹ Văn Cao phải vẽ nhãn hàng hoặc hý họa cho các báo; Nguyễn Dậu làm nghề hớt tóc ở vĩa hè phố Hàng Dầu (Hà-nội); nhạc sỹ Tử Phác chết trong cảnh nghèo nàn ở phố Hàng Giấy (Hà-nội); các nhạc sỹ Hoàng Giác và anh ruột là Hoàng Kim cũng thế v.v… kể không thể hết được.

Một điều mà mọi người cần thấy được là tất cả những sự việc trên đều xảy ra vào lúc mà Hồ chí Minh còn sống khỏe mạnh, còn nắm các chức vụ chóp bu của đảng và nhà nước; chủ tịch nước kiêm thủ tướng chính phủ, chủ tịch đảng kiêm tổng bí thư đảng. Sau khi Hồ chí Minh chết, cũng như ngay lúc hắn còn sống, những người bị coi là “trực tiếp chỉ đạo 4 cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và chấn chỉnh tổ chức, nghĩa là 4 mục tiêu đồng dạng với khẩu hiệu của Xô-viết Nghệ-tĩnh:

“Trí, phú, địa, hào

Đào tận gốc, trốc tận rễ”


vẫn thăng tiến trong cái tôn ti trật tự của hệ thống “vua quan xã hội chủ nghĩa”, đó là:

- Trường Chinh: kẻ vừa bị coi là trực tiếp chịu trách nhiệm về cách mạng văn hóa tư tưởng lẫn cải cách ruộng đất, nghĩa là làm cái việc “đào tận gốc, trốc tận rễ” giai tầng trí thức và địa chủ (tức người có vốn, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp) ở nước ta, vẫn cứ là nhân vật số 2 trong đảng (sau Lê Duẩn), là chủ tịch quốc hội, là chủ tịch nước, quay lại làm tổng bí thư đảng (trở lại nhân vật số 1 của đảng) và là cố vấn tối cao của đảng cho đến chết… Các trợ lý khác của Trường Chinh như Tố Hữu trong cách mạng văn hóa và tư tưởng thì từ ủy viên dự khuyết trung ương, phó ban tuyên huấn trung ương nhảy lên ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư trung ương, trưởng ban tuyên huấn trung ương, phó thủ tướng thứ nhất phụ trách thường trực thường vụ hội đồng chính phủ, rồi làm tổng thư ký ủy ban chiến lược của đảng. Những đệ tử ruột của Tố Hữu trong việc dẹp phong trào Nhân văn – Giai phẩm đều thăng quan tiến chức cho đến nay như Cù huy Cận, chủ tịch ủy ban liên hợp văn học nghệ thuật; Xuân Diệu, viện sỹ thông tấn viện hàn lâm văn học (của Đông Đức); Vũ đức Phúc, từ anh giáo viên trung học phổ thông ở Gia-lâm nhảy lên ghế viện phó Viện văn học; Vũ Khiêu, từ một giáo viên tiểu học ở thị xã Lạng-sơn lên vụ trưởng Vụ mỹ học Marx-Lénine; Lưu trọng Lư giữ vụ trưởng Vụ sân khấu (trước Mai Vi); Phạm đình Sáu, vụ trưởng Vụ ca múa (thay Lưu hữu Phước đi Nam); tổng thư ký Hội nhà văn Nguyễn đình Thi và phó tổng thư ký Nguyễn Khải (người đã đem chuyện của bố đẻ và họ hàng lên sân khấu để chửi giai cấp xuất thân của mình – thật là cơ hội bỉ ổi); Trần Hoàn, từ ở Sở văn hóa Hải-phòng nay là bộ trưởng văn hóa; Phan Quang, người luôn xách cặp theo hầu Tố Hữu, nay là tổng thư ký Hội nhà báo; Huy Thành, một đạo diễn điện ảnh trung cấp không có gì xuất sắc, nay thành phó tổng thư ký hội điện ảnh, nghệ sỹ ưu tú; Nguyễn thụ Thành cục trưởng Cục điện ảnh. Các môn đệ khác cũng lên như diều như Hồng Hà, nay là bí thư trung ương, trưởng ban đối ngoại trung ương (xếp của bộ trưởng ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm); Xuân Trường làm Tổng biên tập tạp chí lý luận cộng sản; Phạm như Cương, chủ nhiệm ủy ban khoa học xã hội; đặc biệt Đào duy Tùng và Nguyễn đức Bình còn là ủy viên bộ chính trị. Trợ lý của Trường Chinh trong cải cách ruộng đất là Hoàng quốc Việt, Hồ viết Thắng và Nguyễn đức Tâm thì Hoàng quốc Việt, tuy không còn là ủy viên dự khuyết bộ chính trị nhưng vẫn là ủy viên trung ương. Trưởng ban dân vận trung ương kiêm chủ tịch tổng công đoàn, viện trưởng viện kiểm sát tối cao, bí thư đảng đoàn Mặt trận tổ quốc, bí thư đảng đoàn của 3 cơ quan tư pháp là Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao và Hội luật gia! Hồ viết Thắng thôi là ủy viên trung ương đảng, nhưng chỉ ít lâu sau lại ra nắm ghế bộ trưởng kiêm bí thư đảng đoàn bộ lương thực và thực phẩm. Còn Nguyễn đức Tâm, phó của Hồ viết Thắng, lui về làm Tổng cục trưởng tổng cục vật tư rồi chuyển ra làm bí thư tỉnh ủy Quảng-ninh, đến đại hội 6 cộng đảng leo lên ghế ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương – một chức vụ đầy quyền lực.


- Lê văn Lương: ủy viên dự khuyết bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương (khi đó Lê đức Thọ là phó của Lê văn Lương) được Hồ chí Minh ủy nhiệm lãnh đạo cuộc “chấn chỉnh tổ chức”, nghĩa là “đào tận gốc, trốc tận rễ” giai tầng “hào” trong xã hội Việt Nam, tức là những người làm nhiệm vụ quản lý và có kinh nghiệm quản lý xã hội về mặt hành chánh. Đây là cuộc thanh lọc lại sau mẻ lưới của “cải cách ruộng đất” nhằm thanh toán bằng hết theo phương pháp “sai còn hơn sót” tất cả những nhân sỹ, tổ chức tôn giáo và đảng phái không phải là cộng sản đã cộng tác “hòa hợp, hòa giải” với Hồ chí Minh để tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó cũng kết hợp thanh toán những đảng viên cộng sản “lương thiện” nghĩa là những người gia nhập đảng cộng sản vì tưởng nhầm đảng cộng sản thực lòng xây dựng một nước “Việt Nam hòa bình, trung lập, độc lập, tự do, hạnh phúc và phú cường”, nhất là những người có uy tín với dân chúng ở địa phương trong quá trình kháng chiến chống Pháp. Cuộc “chấn chỉnh tổ chức” đã giết và bỏ tù gần hai chục vạn đảng viên, cán bộ có công trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có cả sỹ quan quân đội, các cấp chủ tịch tỉnh, tỉnh ủy viên và khu ủy viên như anh hùng quân đội trong trận Điện-biên-phủ, trung tá Nguyễn quốc Trị; thiếu tướng Vương thừa Vũ, chủ tịch ủy ban quân quản Hà-nội sau 7-1954; thiếu tướng Thiết Hùng bị cho đi làm đại sứ ở Bắc Triều-tiên; trung tá Lộc Giang, trung đoàn trưởng trung đoàn Lao-Hà-Yên (tức Lao-cai, Hà-giang, Yên-bái) về vườn; trung tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh khu 4, bị quản thúc ở bệnh viện 308, sau sang bệnh viện Việt-Xô cho đến chết; chủ tịch Phú-thọ Nguyễn hữu Chỉnh cho về dạy học ở trường kinh tế – tài chính; xử tử bí thư tỉnh ủy Phú-thọ Nguyễn văn Nguyên, người đã trực tiếp giết hầu hết học viên khóa sỹ quan lục quân của Việt Nam QDĐ còn sót lại ở Lao-cai, chỉ vì trước đó Nguyễn văn Nguyên đã gia nhập Việt Nam QDĐ trước khi gia nhập cộng sản. Nguyễn văn Nguyên bị bắn chết ít lâu thì Hồ chí Minh ký lệnh cho phục hồi đảng tịch và “truy điệu là liệt sỹ” v.v… (nhân dân Phú-thọ cho Nguyễn văn Nguyên bị Hồ chí Minh cho bắn chết là quả báo và người ta kinh tởm thủ đoạn của Hồ chí Minh). Trong “chấn chỉnh tổ chức”, các đảng viên Dân chủ và Xã hội bị triệt hạ, các hộ dân xưa kia có xu hướng hoặc có liên quan xa gần với Việt Nam QDĐ, Đại Việt v.v… hoặc hoạt động hội đoàn tôn giáo, nhất là công giáo đều bị bắt giết, bỏ tù. Kết thúc bằng lệnh của Hồ chí Minh không cho các đảng Dân chủ và Xã hội được kết nạp đảng viên mới, không có công tác kinh tài riêng và cả hai đảng đều có một chi bộ cộng sản nằm ngay trong trung ương lãnh đạo mọi mặt, kể cả hai tờ tuần báo Độc-lập và Tổ-quốc. Sau đại hội 6 cộng đảng thì hai đảng Dân chủ và Xã hội cũng như hai tờ báo bị giải tán.


Sau “thành công” của “chấn chỉnh tổ chức” nhờ tiêu diệt gần hai chục vạn cán bộ, đảng viên v.v… Lê văn Lương “bị kỷ luật” và thôi là ủy viên dự khuyết bộ chính trị, chỉ còn là ủy viên dự khuyết trung ương, phó ban tổ chức trung ương (dưới Lê đức Thọ). Nhưng chỉ đến đại hội 3 cộng đảng (1960), Lê văn Lương được đưa vào ủy viên thường trực ban bí thư trung ương kiêm phó ban thường trực ban tổ chức trung ương. Hai nhân vật có công giúp Lê văn Lương cày nát nhân sự ở khu 4 là Ngô Thuyền và Võ thúc Đồng cũng được vào trung ương chính thức, giữ các chức bí thư tỉnh ủy Thanh-hóa và Nghệ-an, vì có công bỏ tù và giết gần 5 vạn người ở khu 4. Trong việc này, trung tá Đồng sĩ Nguyên (tức Nguyễn văn Đổng) có công đem lính tàn sát đồng bào công giáo ở Ba-làng cà già, trẻ, phụ nữ có thai đã lên quan như diều tới cấp trung tướng, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng. Đại hội 4 cộng đảng thì Lê văn Lương vào ủy viên chính thức của bộ chính trị.


- Đỗ Mười: sau năm 1954, với chức vụ bí thư thành ủy Hải-phòng và khu Hồng-quảng (Hồng-gai và Quảng-yên) đã có sáng kiến dựng ra vụ gián điệp của Pháp ở mỏ than Cẩm-phả mà không cần tang chứng, tử hình ngay tội nhân để “khủng bố” tinh thần “giai cấp công nhân” ở mỏ, cũng như thành tích trấn áp giáo dân và nhân dân trong cái gọi là phám phá ra “các tổ chức phản động cưỡng bức di cư” ở Hải-phòng – Kiến-an. Vì thế Đỗ Mười, cũng từng đeo lon thiếu tướng, được Hồ chí Minh chỉ định là trưởng ban cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh của trung ương để làm nốt cái phần “đào tận gốc, trốc tận rễ” giai tầng phú của xã hội Việt Nam, tức là những người có vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như làm nhiệm vụ lưu thông phân phối. Sau cái “long trời, lở đất” của cải cách ruộng đất và “sửa sai” ở nông thôn, ngày nay đến lượt tất cả thành phố, thị xã, thị trấn, dù ở những miền thượng du heo hút của Bắc Việt Nam, tất cả thị dân được nếm mùi “đập nát và cứa cổ” của thứ tà giáo lấy “búa, liềm” làm tô-tem, lấy màu máu người làm “nền tảng”. Hàng triệu người bị giết, bị tù, bị đưa đi các vùng “kinh tế mới” mà không cần xét xử, cũng như hàng vạn người, kể cả tiểu thương, tiểu chủ buôn thúng bán mẹt ở các chợ, các đầu mối giao thông trên chính lộ phải tự tử vì bị “truy thu thuế lợi tức” mà Đỗ Mười cho tính từ hồi cộng sản còn chưa cướp được chính quyền, đến nỗi như ở Hà-nội, một người bán thịt bò khô ở trước quán “mụ Béo” bờ hồ Hoàn-kiếm hoặc một người nuôi một con chó berger đẻ bán chó giống phải lao đầu vào đường tàu điện tự tử; có gia đình uống thuốc độc cả nhà chết 12 người lớn nhỏ (ở phố Cao bá Quát) v.v… Tất cả đều bị cải tạo, người đạp xích-lô, người thợ hớt tóc cá thể ở đầu hè, người mua đồ đổ nát (ve chai) v.v… cũng phải cải tạo vào tổ hoặc hợp tác xã. Đảng cộng sản đã có thể kiểm soát người dân đến mọi nhu cầu từ cái kim, sợi chỉ. Việc cải tạo tư sản nhà cửa làm song song với chính sách quản lý hộ khẩu, cảnh sát đường phố, thanh niên cờ đỏ, đội phòng hỏa nhân dân, tổ hòa giải đường phố, đội vệ sinh, thanh niên cứu quốc, thiếu nhi quàng khăn đỏ, nhi đồng tháng tám, mẹ chiến sỹ, giáo viên xóa nạn mù chữ, hướng dẫn viên tập thể dục theo đài buổi sáng v.v… khiến mọi hộ dân đều bị cộng sản kiểm soát đến cả gầm giường, xó tủ, bữa ăn, thùng rác, giờ giấc sinh hoạt, quan hệ họ hàng, bè bạn cho đến cả những câu thì thầm riêng tư của vợ chồng, anh em. Không ai dám ăn ngon tý chút vì sợ hàng xóm tố cáo, con trẻ đi kể cho cảnh sát đường phố, cho đội phụ trách thiếu nhi, nhi đồng v.v… và lập tức sẽ bị đưa ra “tổ dân phố” để “mổ xẻ” xem vì có tiền ở đâu ra (sau cải tạo) mà ăn ngon và mua ở đâu những thứ mà người dân không được tiêu chuẩn do nhà nước qui định v.v… Báo Nhân dân dẫn đầu các loại báo, tuần báo, tạp chí, sách thiếu nhi, sách học ở nhà trường và đài phát thanh, đài truyên thanh cũng như các cuộc họp dân phố, thanh niên, thiếu nhi được tuyên dương vì đã “tố giác bố mẹ”, điển hình là con của nhà thuốc H.K (Hà-nội) đã tố giác chỗ bố mẹ giấu vàng, sỉ nhục mẹ là “có bạn trai” xin được đoạn tuyệt với gia đình. Cô này được kết nạp ngay tức khắc vào đoàn thanh niên lao động (cộng sản), được báo, đài ca ngợi nêu gương, được chủ tịch Hồ chí Minh khen ngợi là “thanh niên mới, xã hội chủ nghĩa”. Chỉ có điều cần lưu ý là sau đó vài năm, cô ta lấy chồng đẻ con, vất vả trong cuộc sống nhưng không hề thấy “bác Hồ” và các đồng chí trong đoàn thanh niên cũng như ”đồng chí công an đường phố” giúp đỡ mà phải quay lại để cho cha mẹ bù trì chăm sóc. Hàng xóm với nhau hoặc trong gia đình mà vợ chống, cha mẹ, anh em có chút to tiếng với nhau là lập tức “tổ hòa giải” đến làm nhiệm vụ “khêu gợi”, và thế là trong lúc nóng giận nthiếu suy nghĩ, vợ chồng, anh em, cha con v.v… ”tố khổ” nhau mà thói thường là hay đơm đặt thêm “cho bõ ghét”. Cho nên chẳng còn ai dám tâm sự với ai, kể cả vợ chồng, mọi mối quan hệ là “đối phó”. Hộ hộ đều phải gia nhập hữu thức “theo kiểu đối phó cho an toàn bản thân” cái tà giáo đó mở đầu bằng lập bàn thờ tổ quốc để “thờ sống” ảnh của “bác Hồ” và các lãnh tụ cộng sản trong và ngoài nước như Marx, Ăng-ghen, Lénine, Staline, Mao trạch Đông… Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp và Hoàng quốc Việt.

Sau việc “đào tận gốc, trốc tận rễ” thị dân ở miền Bắc Việt Nam, Đỗ Mười và phó là Khuất duy Tiến đều lên cơn điên phải đưa qua Trung cộng chữa bệnh. Khuất duy Tiến bị điên cho đến chết. Còn Đỗ Mười, hơn hai năm sau được Hồ chí Minh gọi về cho làm bộ trưởng nội thương rồi lên phó thủ tướng và leo tới ủy viên dự khuyết bộ chính trị cùng lượt với Tố Hữu.


Sau tháng 4-1975, Đỗ Mười lại chỉ đạo cuộc “đào tận gốc, trốc tận rễ” thị dân ở miền Nam Việt Nam, qui mô còn lớn hơn và tàn khốc không khác gì ở miền Bắc những năm sau 1954. Có điều sức mạnh tiềm tàng của thị dân miền Nam đã làm được cái việc như David đánh ngã tên khổng lồ.


Vói thành tích vĩ đại đó, Đỗ Mười đã leo lên ghế chủ tịch hội đồng chính phủ sau đại hội 6 cộng đảng và tổng bí thư sau đại hội 7 cộng đảng!


Hiện nay trước sự sụp đổ ào ạt của hệ thống xã hội chủ nghĩa, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam buộc lòng phải nói đến “mở cửa”, đến “kinh tế thị trường” có “hướng dẫn” và nhắc lại bài bản vọng cổ mùi mẫn “hòa hợp, hòa giải”, nhưng họ vẫn nắm đằng chuôi bằng cách ghi rõ trên giấy trắng mực đen vào luật gốc (tức hiến pháp 1992) rằng đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam, vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo lý thuyết Marx-Lénine; vẫn theo tư tưởng Hồ chí Minh. Như thế phải hiểu là chỉ là chỉ có những người trong tầng lớp lãnh đạo của cộng sản hiện hành hoặc những người do họ tuyển chọn để thừa kế, tất nhiên là họ dựa vào tiêu chuẩn đồng nhất tư tưởng chính trị, mới là kẻ “hợp pháp” để lãnh đạo đất nước Việt Nam, cũng như nội dung chủ nghĩa xã hội theo lý thuyết Marx-Lénine là thủ tiêu mọi quyền tư hữu về tư liệu sản xuầt (dù lớn hay nhỏ) của tư nhân để tập trung trong tay đảng cộng sản trọn vẹn là chủ của mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa v.v… của đất nước thì đến một lúc nào đó, khi hoàn cảnh cho phép, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ chí Minh lại có quyền “hợp pháp” làm lại 4 cuộc cách mạng mà thực chất nội dung vẫn là:


“Trí, phú, địa, hào

Đào tận gốc, trốc tận rễ!”


Ngay chính cái lúc mà những người lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố long trọng rằng “đổi mới”, “mở cửa” và mọi việc đều do “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nghĩa là “mở rộng dân chủ” thì trí thức vẫn là đối tượng bị “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Cụ thể là biết bao trí thức như các nhà văn, nghệ sỹ, kỹ sư, bác sỹ, giáo sư, sinh viên… đều phải sống đói khổ, thiếu thốn, thua xa những cảnh sát giao thông, công an kinh tế, thủy thủ tàu viễn dương, nhân viên hải quan, chiêu đãi viên hàng không và một lô các loại mánh mung không cần “chữ nghĩa, khoa học”. Và, cũng trí thức bị tù đày nhiếu nhất như bác sỹ Nguyễn đan Quế, tiến sỹ Nguyễn mộng Giao, Thái Thủy v.v… hoặc bị quản chế như giáo sư Nguyễn ngọc Lan, linh mục Chân Tín v.v… Ngay những người bị đàn áp từ phong trào Nhân văn – Giai phẩm, tuy được gọi là “cởi mũ” (tức tha tội) mà vẫn sống khó khăn, còn bị làm khó dễ như các thi sỹ Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Hữu Loan v.v… hay như Văn Cao mới đây trong vụ kiện tác quyền tác giả bài “Tiến quân ca” (tức quốc ca của cộng sản Việt Nam). Ngay cả những người đã chết vẫn chưa được trả lại “chỗ đứng khiêm tốn, như nhà văn Vũ trọng Phụng, các tác phẩm bị cấm lưu hành từ năm 1954, hay cụ Phan Khôi v.v… tuy đã chết mà con gái còn bị “làm nhục”, kẻ phạm tội đó là Nông quốc Chấn, vẫn cứ là thứ trưởng bộ văn hóa từ đó cho đến nay.

Giới chức lãnh đạo cộng sản Việt Nam có thể bỏ qua chuyện hà lạm công quỹ của chân tay, nhỏ thì như vụ Đường-sơn-quán, lấy tiền chơi điếm hàng triệu, hay như tổng cục trưởng du lịch Nguyễn quyền Sinh, công quỹ phải chi mỗi chiều độ hai chỉ vàng cho giải khát sau khi luyện quần vợt, lớn thì như vụ thứ trưởng Thân trung Hiếu, làm thất thoát hàng triệu đô-la Mỹ v.v… nhưng không bao giờ có chuyện họ quan tâm đến một trí thức dân tộc như ông Nguyễn bạt Tụy để bù lỗ, cho xuất bản một tác phẩm nghiên cứu khoa học, mà họ cũng không cho phép ông bán bản quyền cho nhà xuất bản ở nước ngoài! Giờ đây ông Nguyễn bạt Tụy chỉ còn chờ mong ở hảo tâm của người Việt sống ở nước ngoài giúp đỡ ông chút ông vốn để tự xuất bản tác phẩm của mình.


Chừng nào chế độ xã hội Việt Nam còn trong tay những người cộng sản thì số phận trí thức bị coi thường nói chung, cứ lấy thí dụ trong câu thơ nổi tiếng của Tố Hữu để chứng minh, trong khi nhà thơ cung đình cộng sản này làm thơ khóc Staline, ví như ông nội, hay coi Hồ chí Minh như cha, thì đã gọi nhà thơ, nhà trí thức vĩ đại Nguyễn Du là anh!


“Anh làm thơ, tôi cũng làm thơ”…


Đất nước Việt Nam ngày nay nghèo khổ, giống hệt con giun đất của Trạng Quỳnh, bên cạnh các con rồng lớn, rồng nhỏ ở châu á có nguyên nhân từ các tầng lớp trí, phú, địa, hào của xã hội Việt Nam đã bị đảng cộng sản Việt Nam đào tận gốc, trốc tận rễ và những người thực hiện cái việc hại dân, hại nước đó vẫn đang nắm quyền lực lớn nhất ở guồng máy cai trị hiện nay ở Việt Nam.

Tháng 9-1992

http://hon-viet.co.uk/